Bị đau mắt đỏ 1 bên là tình trạng không phải hiếm gặp. Tuy nhiên không phải ai cũng từng gặp qua trường hợp này. Vì vậy khi bệnh xảy ra đối với bản thân mình, một số người tỏ ra khá lo lắng. Liệu rằng bị đau mắt đỏ 1 bên có sao không? Bị đau mắt đỏ 1 bên bao lâu thì khỏi? Phùng Huy Hòa sẽ giải đáp chi tiết ngay bên dưới.
Bị đau mắt đỏ 1 bên là bị gì?
Bị đau mắt đỏ 1 bên là tình trạng các mạch máu bên trong nhãn cầu giãn ra. Điều này làm xuất hiện các đường gân đỏ trong mắt. Các yếu tố ngoại lai tác động vào mắt khiến mắt sưng, đỏ nhiều mức độ khác nhau. Đôi khi, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về mắt.
Mắt tự nhiên bị đỏ 1 bên không đau có nguy hiểm không?
Mắt tự nhiên bị đỏ 1 bên nhưng không đau không gây nguy hiểm đến mắt. Đây có thể là dấu hiệu bị đau mắt đỏ hoặc một số bệnh lý về mắt khác.
Bị đau mắt đỏ 1 bên có sao không?
Hầu hết các trường hợp bị đau mắt đỏ đều tương đối nhẹ và không gây tổn thương mắt. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, các biến chứng có thể phát triển nghiêm trọng. Thậm chí đe dọa đến thị lực người bệnh, gây mù lòa vĩnh viễn. Sau đây là một số biến chứng nguy hiểm của đau mắt đỏ bạn cần biết để không chủ quan.
Đau mắt đỏ biểu mô có đốm (Punctate epithelial keratitis). Bệnh lý đặc trưng bởi nhiễm trùng giác mạc kèm theo sự hình thành các chấm nhỏ. Sự tái phát của nhiễm trùng herpes là nguyên nhân phổ biến.
Ngoài đau mắt, tình trạng nhạy cảm với ánh sáng cực độ có thể xảy ra. Nguyên nhân do các lỗ nhỏ khiến ánh sáng khuếch tán bất thường. Các triệu chứng đau mắt đỏ có xu hướng thuyên giảm trong vòng vài tuần khi dùng thuốc kháng virus.
Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh (Ophthalmia neonatorum). Bệnh lý có thể tránh được bằng cách sàng lọc định kỳ các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở mẹ. Chúng ta có thể điều trị bệnh bằng cách cho trẻ sử dụng kháng sinh.
Trẻ sơ sinh không được điều trị có nguy cơ suy giảm thị lực và mù lòa. Hơn nữa, khoảng 20% trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do chlamydia sẽ bị viêm phổi. Trong khi đó, bệnh viêm phổi có khả năng đe dọa tính mạng trẻ. Cha mẹ cần hết sức lưu ý điều này, không nên chủ quan.
Bị đau mắt đỏ 1 bên bao lâu thì khỏi?
Bị đau mắt đỏ 1 bên bao lâu thì khỏi tùy thuộc vào các yếu tố. Như: Tác nhân gây đau mắt đỏ là gì? Phương pháp điều trị đau mắt đỏ như thế nào? Bên cạnh đó, thời gian khỏi bệnh ở mỗi người cũng khác nhau, tùy vào cơ địa và sức đề kháng.
Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ do virus đều nhẹ, thường sẽ hết sau 7-14 ngày. Trong một số trường hợp, bệnh đau mắt đỏ do virus có thể mất 2-3 tuần hoặc hơn mới khỏi.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể thuyên giảm mà không cần điều trị bằng kháng sinh. Bệnh do vi khuẩn hiếm khi gây ra bất kỳ biến chứng nào.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường cải thiện sau 2-5 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên bệnh có thể mất 2 tuần mới khỏi hoàn toàn.
Đau mắt đỏ do dị ứng thường cải thiện ngay khi loại chất gây dị ứng khỏi môi trường sống. Người bệnh có thể điều trị đau mắt đỏ bằng thuốc dị ứng và một số thuốc nhỏ mắt. Cụ thể là thuốc kháng histamine và thuốc co mạch tại chỗ. Một số thuốc nhỏ mắt theo toa cũng có thể giúp giảm đau mắt đỏ do dị ứng.
Bị đau mắt đỏ 1 bên khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay nếu đau mắt đỏ kèm theo các triệu chứng. Như: Sưng hạch bạch huyết hoặc bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp. Đặc biệt đau mắt đỏ ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Bởi vì trẻ em là đối tượng dễ nhiễm virus do hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn.
Nếu tình trạng đau mắt đỏ diễn ra trong hơn 2 tuần thì người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa mắt. Ngoài ra, nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây thì có thể bệnh đã nhiễm trùng nặng. Bệnh nhân phải liên hệ với bác sĩ chuyên khoa mắt ngay lập tức.
* Sốt cao.
* Mắt chảy ghèn có màu vàng hoặc xanh.
* Đau mắt dữ dội khi nhìn vào ánh sáng mạnh
* Mờ mắt, song thị, giảm thị lực
* Nhìn thấy quầng sáng xung quanh đồ vật.
Bị đau mắt đỏ 1 bên thì phải làm sao?
Cách trị đau mắt đỏ 1 bên thường phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh.
Đau mắt đỏ do virus có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Người bệnh có thể dùng khăn lạnh đắp lên mắt để giảm sưng và ngứa.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Liều lượng dùng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Lưu ý, thuốc kháng sinh không điều trị nhiễm trùng do virus hoặc do dị ứng.
Đau mắt đỏ do dị ứng có thể điều trị bằng một số loại thuốc nhỏ mắt giúp giảm ngứa và sưng mắt. Tuy nhiên, thuốc nhỏ đau mắt đỏ cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.
Đau mắt đỏ thường tự khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn thì người bệnh nên đến bệnh viện ngay. Bạn nói tình trạng bị đau mắt đỏ 1 bên để bác sĩ lên phác đồ chữa, tránh biến chứng.
Phòng ngừa khi bị đau mắt đỏ 1 bên
Hạn chế dùng tay chạm vào mắt, dụi mắt
Bạn cần hạn chế dùng tay chạm vào mắt, dụi mắt. Nhất là khi chỉ có 1 bên mắt bị đau mắt đỏ. Bởi vì điều này dễ lây bệnh sang bên mắt còn lại. Bạn cần đảm bảo vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay với xà bông diệt khuẩn. Bạn phải đảm bảo vệ sinh tay bằng nước sạch trước và sau khi chạm vào mắt.
Vệ sinh mắt thường xuyên
Một trong những cách phòng ngừa bệnh đau mắt dễ nhất là vệ sinh mắt thường xuyên. Cụ thể, bạn hãy vệ sinh mắt ít nhất 2 lần/ ngày bằng bông gòn sạch và nước muối sinh lý. Để tránh lây bệnh sang bên mắt còn lại hoặc người khác, bạn cần vứt bông gòn ngay vào thùng rác sau khi sử dụng. Điều này làm vi khuẩn, virus không có cơ hội tiếp xúc với các bề mặt khác.
Nói không với việc dùng chung vật dụng cá nhân
Trong mùa dịch đau mắt đỏ này, mỗi người không nên dùng chung vật dụng cá nhân. Tốt nhất bạn nên dùng riêng gối, mền, khăn, thau rửa mặt… Thường xuyên giặt khăn với xà bông chuyên dụng và nước ấm trước và sau khi vệ sinh mắt. Sau đó chịu khó phơi khăn dưới nắng hằng ngày để diệt vi khuẩn, virus.
Hạn chế đến những nơi công cộng
Bạn nên hạn chế đến nơi công cộng như bệnh viện, trường học, hồ bơi… trong thời điểm này. Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ hoặc nghi ngờ bệnh đau mắt. Trẻ bị đau mắt đỏ nên chủ động nghỉ học ở nhà cho đến khi khỏi bệnh hẳn.
Bị đau mắt đỏ 1 bên thường là triệu chứng ban đầu của bệnh. Sau đó, một bên mắt còn lại sẽ bị đỏ hoặc không. Nói chung, mỗi người sẽ có cách biểu hiện bệnh khác nhau. Tùy vào tình trạng bệnh, tác nhân gây bệnh, cơ địa và sức đề kháng mỗi người. Dù là nguyên nhân, triệu chứng nào đi chăng nữa, bạn cũng không nên tự ý áp dụng cách chữa đau mắt đỏ dân gian. Bạn hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa mắt trước khi làm bất cứ điều gì.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!