PHÙNG HUY HÒA
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  •  
  • Học cùng chuyên gia
  • Kiến thức mắt kính
  • Kiến thức sức khỏe
  • Kiến thức bóng đá
  • Phát triển bản thân
  • Phát triển kinh doanh
Writy.
  • Học cùng chuyên gia
  • Kiến thức mắt kính
  • Kiến thức sức khỏe
  • Kiến thức bóng đá
  • Phát triển bản thân
  • Phát triển kinh doanh
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
PHÙNG HUY HÒA
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

6 không trong thời điểm dịch đau mắt đỏ đang diễn biến phức tạp

02/11/2023
trong Kiến thức mắt kính
A A
0
dich-dau-mat-do-0211

6 không trong thời điểm dịch đau mắt đỏ đang diễn biến phức tạp

Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Trước những diễn biến phức tạp của dịch đau mắt đỏ, người dân cần thực hiện tốt 6 không. Thực hiện tốt 6 không là cách để mỗi người tự bảo vệ chính bản thân mình và gia đình. Cùng Phùng Huy Hòa đi sâu vào chi tiết ngay trong bài viết bên dưới!

Dịch đau mắt đỏ 2023

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn, virus, phản ứng dị ứng gây ra. Một trong những triệu chứng đau mắt đỏ điển hình là đỏ mắt.

Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh. Chủ yếu qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay… Đặc biệt dịch tiết từ mắt người bệnh, qua bàn tay nhiễm khuẩn hoặc dùng đồ vật dụng bị nhiễm mầm bệnh…

Có thể bạn thích?

Địa chỉ bệnh viện Mắt Đà Nẵng

Địa chỉ bệnh viện Mắt Đà Nẵng ở đâu, thời gian làm việc thế nào?

14/05/2025
Độ cận nặng nhất

Độ cận nặng nhất là bao nhiêu? Cận bao nhiêu độ là mù?

13/05/2025

Đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Hiện nay, bệnh đau mắt đỏ chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

dich-dau-mat-do-2023-0111
Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn, virus, phản ứng dị ứng gây ra

Nguyên nhân bị đau mắt đỏ

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus. Hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Dịch đau mắt đỏ thường xuất hiện vào đầu mùa hè đến cuối mùa thu. Nhất là khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao hoặc khi giao mùa…

Biểu hiện đau mắt đỏ

Mắt đỏ và có ghèn là triệu chứng đau mắt đỏ điển hình. Người bệnh thường bị đau mắt đỏ 1 bên trước, sau đó lan sang bên mắt còn lại. Dấu hiệu thường gặp là người bệnh cảm thấy khó chịu ở mắt, cộm như có cát trong mắt. Mắt đổ nhiều ghèn, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều ghèn dính chặt. Ghèn mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. 

Mí mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ do cương tụ mạch máu. Bệnh nhân không chỉ cảm thấy đau nhức, nổi cộm mà còn chảy nước mắt. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác. Như: Mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai…

dau-hieu-dau-mat-do-0111
Dấu hiệu thường gặp là người bệnh cảm thấy khó chịu ở mắt, cộm như có cát trong mắt

Cách phòng ngừa khi có dịch đau mắt đỏ

Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, mỗi người cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau:

+ Vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý.

+ Sử dụng dung dịch sát khuẩn để sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch.

+ Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng.

+ Không dùng chung vật dụng cá nhân. Chẳng hạn như: Chai thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

+ Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

+ Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác.

+ Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.

+ Tuyệt đối không tự ý điều trị khi chưa có sự hướng dẫn hoặc đồng ý của cán bộ y tế.

thuoc-nho-mat-dau-mat-do-0111
Hằng ngày, người bệnh đau mắt đỏ cần vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý

Không chủ quan trong mùa dịch đau mắt đỏ

Triệu chứng đau mắt đỏ thuyên giảm, hết viêm đỏ nhưng không đồng nghĩa kết mạc, giác mạc đã lành. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa mắt. Bệnh nhân không nên chủ quan thấy mắt hết đỏ, hết khó chịu là tự ý ngưng dùng thuốc ngay.

Không tự điều trị khi gặp dịch đau mắt đỏ

Thói quen tự ra tiệm thuốc mua và điều trị đau mắt đỏ rất nguy hiểm. Thực tế đã có nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng thành viêm giác mạc. Thị lực không chỉ suy giảm nghiêm trọng mà còn phải điều trị viêm giác mạc tích cực. Quá trình này tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc của người bệnh. Chưa kể việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đôi mắt người bệnh.

Bệnh nhân không nên tự ý dừng điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Bệnh nhân cần tái khám định kỳ sau 5 đến 7 ngày, 14 ngày và sau 1 tháng. Thời gian thăm khám có thể lâu hơn nếu người bệnh bị biến chứng viêm giác mạc.

Không sử dụng lại đơn thuốc của người khác

Nhiều phụ huynh khi bị lây bệnh đau mắt đỏ đã dùng lại đơn thuốc của con. Thế nhưng lại không thấy đỡ, thậm chí còn nặng hơn. 

Người lớn có sức đề kháng tốt hơn nhưng nếu bị lây thì nghĩa là độc tính của virus lớn hơn khả năng phòng bệnh. Do đó, việc dùng lại thuốc của con sẽ không đạt được hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, bác sĩ kê đơn thuốc theo tình trạng thực tế của người bệnh. Mỗi đơn thuốc sẽ đáp ứng điều trị trên từng tác nhân gây bệnh khác nhau. Người bệnh cần đi khám để được kê đúng thuốc điều trị. Đồng thời trong suốt quá trình điều trị cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa mắt.

Không uống thuốc kháng sinh bừa bãi

Đối với các bệnh lý về mắt thì các loại thuốc kháng sinh dạng uống thường ít đáp ứng. Bởi vì thuốc khó thấm qua hàng rào từ máu đến mắt. Chưa kể là phải lên đến tận bề mặt nhãn cầu.

Việc chưa xác định được nguyên nhân, tình trạng bệnh mà tự dùng thuốc kháng sinh là rất nguy hiểm. Bởi vì một số loại thuốc kháng sinh nhỏ mắt có chứa nhóm corticosteroid. Thuốc kháng sinh không những không có tác dụng mà còn khiến mắt tổn thương nặng hơn. Thời gian bệnh kéo dài dài, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh chứa kháng viêm corticosteriod khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Không được để bệnh đau mắt đỏ tiến triển nặng

Trong giai đoạn dịch đau mắt đỏ căng thẳng, nhiều người vẫn phải đi làm, đi học. Cho nên vấn đề vệ sinh cá nhân cần được chú ý kỹ lưỡng. Người bệnh cần rửa tay thường xuyên, đeo kính chắn gió, đeo khẩu trang khi ra đường… Đó là những biện pháp cơ học giúp ngăn bệnh tiến triển nặng.

Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm. Thế nhưng nếu để bệnh tiến triển nặng thì mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… Lúc này hậu quả sẽ rất khó lường.

Không mua thuốc tại hiệu thuốc theo kinh nghiệm của dược sĩ

Độc tính của virus dịch đau mắt đỏ mỗi năm là khác nhau. Theo đánh giá của các chuyên gia, độc tính của virus năm 2023 cao hơn so với các năm trước. Nếu không điều trị tích cực thì người bệnh có nguy cơ gặp biến chứng cao.

Người bệnh đau mắt đỏ nên đi khám bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ điều trị, theo dõi sát sao. Đồng thời bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đơn và tái khám sau 5-7 ngày, 14 ngày và 1 tháng.

dich-dau-mat-do-0111
Người bệnh đau mắt đỏ nên đi khám bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ điều trị, theo dõi sát sao

Dịch đau mắt đỏ 2023 khiến chất lượng học tập, làm việc, sinh hoạt của nhiều người bị ảnh hưởng. Hiện tại, tình hình dịch bệnh đau mắt vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Mỗi người cần nâng cao ý thức, bảo vệ mắt cho chính mình và người xung quanh. Bên cạnh việc tích cực chăm sóc, vệ sinh mắt đúng cách, mỗi người cần chú ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!

Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!

Thẻ: Bị đau mắt đỏ 1 bênBị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏiBị đau mắt đỏ nên làm gìDịch đau mắt đỏ 2023Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhấtNguyên nhân đau mắt đỏThuốc nhỏ đau mắt đỏTriệu chứng đau mắt đỏ
Bài viết trước

Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi? Bị đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì?

Bài viết sau

Cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có nên áp dụng không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Địa chỉ bệnh viện Mắt Đà Nẵng

Địa chỉ bệnh viện Mắt Đà Nẵng ở đâu, thời gian làm việc thế nào?

14/05/2025
Độ cận nặng nhất

Độ cận nặng nhất là bao nhiêu? Cận bao nhiêu độ là mù?

13/05/2025
Bệnh viện Quốc tế Đà Nẵng Vinmec

Bệnh viện Quốc tế Đà Nẵng Vinmec địa chỉ ở đâu, có gì đặc biệt?

12/05/2025
Phòng khám mắt Đà Nẵng

Top 5 phòng khám mắt Đà Nẵng chất lượng, uy tín, chuyên nghiệp, tử tế

12/05/2025
Bài viết sau
Cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có nên áp dụng không?

Cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có nên áp dụng không?

cach-dieu-tri-dau-mat-do-nhanh-nhat-0211

Cách điều trị đau mắt đỏ nhanh nhất ngay tại nhà

dau-mat-do-0211

Đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Bị đau mắt đỏ nên làm gì?

PHÙNG HUY HÒA

Blog cá nhân của Phùng Huy Hòa - một chuyên gia về kính mắt, hoạt động trong lĩnh vực 10 năm, yêu thích trải nghiệm và muốn chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng tới nhiều người!

Giới thiệu – Liên hệ
  • Develop by KDN Solution

© 2022 - PHÙNG HUY HÒA

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Học cùng chuyên gia
  • Kiến thức mắt kính
  • Kiến thức sức khỏe
  • Kiến thức bóng đá
  • Phát triển bản thân
  • Phát triển kinh doanh

© 2022 - PHÙNG HUY HÒA