Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Việc nắm rõ thông tin này giúp người bệnh dễ dàng theo dõi bệnh lý. Đồng thời biết được tình trạng đau mắt đỏ diễn tiến bình thường hay bất thường để kịp thời can thiệp. Vậy thời gian khỏi bệnh là bao lâu? Bị đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì? Phùng Huy Hòa sẽ tiết lộ chi tiết ngay trong bài viết sau đây.
Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?
Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị. Đau mắt đỏ có tự khỏi không? Câu trả lời là CÓ. Hầu hết các trường hợp bị đau mắt đỏ sẽ hết trong vòng vài ngày đến hai tuần.
Đau mắt đỏ do virus thường khỏi bệnh trong vòng 1 đến 2 tuần, có thể kéo dài 3 tuần. Đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể cải thiện trong vòng 1 tuần ngay cả khi không điều trị. Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ sẽ thuyên giảm dần theo từng ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Đau mắt đỏ do dị ứng có thời gian khỏi bệnh phụ thuộc thời gian tiếp xúc chất dị ứng. Biểu hiện đau mắt đỏ có thể hết trong vòng 24 giờ sau khi loại bỏ chất gây dị ứng. Việc quan trọng nhất là người bệnh cần xác định chính xác chất gây dị ứng. Một số chất gây dị ứng thường gặp có thể là phấn hoa theo mùa, thời tiết, lông thú cưng…
Bị đau mắt đỏ nên làm gì?
Người bị đau mắt đỏ có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắt đỏ sẽ tự khỏi. Người bị đau mắt nên để mắt nghỉ ngơi, thư giãn, tránh sử dụng điện thoại, máy vi tính trong thời gian bệnh.
Bệnh nhân nên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu tố cho mắt như: Cà chua, cà rốt, rau bina, khoai lang, cá hồi… Người bệnh nên hạn chế đến nơi đông người, sử dụng riêng biệt các vật dụng cá nhân.
Trong quá trình điều trị đau mắt đỏ tại nhà nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần đến bệnh viện để chẩn đoán, chữa trị sớm.
Bên cạnh việc quan tâm bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi, bạn cần nắm rõ một số triệu chứng bệnh nặng để chủ động can thiệp kịp thời.
Đau mắt nhiều, cụ thể là đau mắt đỏ kèm theo đau nhức nhiều, không thuyên giảm.
Mắt quá nhạy cảm với ánh sáng, mắt khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng, chỉ muốn ở trong phòng tối. Đây là những biểu hiện chứng tỏ tình trạng mắt của bạn đang xấu.
Thị lực yếu, tầm nhìn mờ trong khi bị đau mắt đỏ là dấu hiệu mắt đang nhiễm bệnh nặng.
Triệu chứng bệnh không cải thiện, kéo dài thời gian mắc bệnh là một trong những biểu hiện bất thường. Người bị đau mắt đỏ cần can thiệp điều trị kịp thời, tránh để lâu khiến bệnh càng nghiêm trọng.
Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi? Nên nhỏ thuốc gì?
Một trong những mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất là dùng đúng thuốc nhỏ mắt. Phùng Huy Hòa tiết lộ đến bạn 5 loại thuốc nhỏ mắt đỏ được nhiều chuyên gia tin dùng.
Ofloxacin
Ofloxacin là một loại kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm fluoroquinolone. Thuốc dạng kê đơn, đặc trị đau mắt đỏ do vi khuẩn, kể cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Tuy nhiên, thuốc không có hiệu quả điều trị nhiễm trùng mắt do virus.
Bệnh nhân đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể nhỏ thuốc Ofloxacin 4 lần/ngày, mỗi bên 2 giọt. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để đưa ra liều lượng và cách sử dụng phù hợp.
Trong quá trình điều trị đau mắt đỏ bằng thuốc nhỏ mắt Ofloxacin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Điển hình như cảm thấy mắt bị châm chích nhẹ hay giác mạc bị kích ứng. Một số có thể bị rối loạn thị giác ảnh hưởng đến tầm nhìn, ngứa hoặc nổi ban trên mắt. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, uể oải…
Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi? Dùng thuốc Levofloxacin
Thuốc nhỏ mắt đỏ Levofloxacin cũng là kháng sinh nhóm fluoroquinolone. Levofloxacin được bào chế ở nhiều dạng khác nhau. Trong điều trị bệnh đau mắt đỏ, Levofloxacin thường được dùng dưới dạng nước, nồng độ 0,5%.
Ciprofloxacin
Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh kê đơn thuộc nhóm fluoroquinolone. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng. Như: Viên nén, thuốc tiêm, thuốc mỡ, thuốc nhỏ. Trong đó dạng thuốc nhỏ được dùng để điều trị đau mắt đỏ thông thường.
Thuốc Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng. Thuốc có thể điều trị khỏi bệnh về mắt do nhiễm trùng, do vi khuẩn gram dương và gram âm. Bao gồm cả vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ.
Thuốc có tác dụng tiêu diệt cả những vi khuẩn gây bệnh đã đề kháng lại các thuốc kháng sinh. Như: Penicillin, aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin.
Khi nhỏ vào mắt, thuốc Ciprofloxacin sẽ ức chế enzyme DNA gyrase và topoisomerase IV. Thuốc khiến vi khuẩn mất khả năng sinh sản, giúp kiềm hãm tốc độ tiến triển và điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc với tần suất 2 giờ/ lần. Thuốc mạnh, tác dụng nhanh. Sau 2 đến 3 ngày nhỏ thuốc, các triệu chứng đau mắt đỏ sẽ giảm dần.
Neomycin
Neomycin là kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm aminoglycosid. Thuốc có thể tiêu diệt cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương. Thuốc có 2 dạng là dung dịch nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt. Tần suất sử dụng thuốc được khuyến cáo từ 3 đến 4 lần/ ngày. Khi dùng thuốc này, người bệnh đau mắt đỏ có thể ngứa rát, kích ứng kéo dài khoảng 1 tuần.
Tobramycin
Tobramycin là một loại kháng sinh mạnh, thuộc nhóm aminoglycosid. Với bệnh đau mắt đỏ, thuốc Tobramycin 0,3% được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp bệnh do vi khuẩn gram âm.
Thuốc Tobramycin là thuốc kê đơn, chỉ sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc được bào chế với 2 dạng: Dạng dung dịch và dạng mỡ tra mắt. Người bệnh có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp cả 2 loại thuốc. Dùng thuốc dạng nước vào ban ngày và thuốc mỡ vào buổi tối.
Về liều lượng, người bệnh đau mắt đỏ được chỉ định sử dụng Tobramycin mỗi 4 giờ/ lần trong 5 – 7 ngày. Mỗi lần nhỏ 1 giọt/ mắt.
Nên dùng thuốc nhỏ đau mắt đỏ trong bao lâu?
Thời gian sử dụng thuốc nhỏ mắt đỏ trong bao lâu thường được bác sĩ chỉ định. Thông thường, thời gian sử dụng một loại thuốc trị đau mắt đỏ tối đa chỉ nên là 7 ngày. Mỗi ngày nhỏ từ 4 đến 6 lần. Sau 7 ngày, nếu các triệu chứng đau mắt đỏ không thuyên giảm thì cần tái khám với bác sĩ để được đổi thuốc khác.
Lưu ý khi dùng thuốc chữa đau mắt đỏ
* Chỉ dùng thuốc nhỏ mắt trong 15 đến 30 ngày sau khi mở nắp. Nếu vượt quá thời gian này thì người bệnh cần mua thay chai thuốc mới.
* Người bệnh không nên nhỏ liên tiếp nhiều loại thuốc chữa đau mắt đỏ. Vì làm như vậy sẽ giảm hiệu quả của thuốc. Tốt nhất, bệnh nhân cần đợi 3 đến 5 phút rồi mới nhỏ tiếp một loại thuốc khác.
* Trường hợp dùng song song thuốc nước và thuốc mỡ thì nên dùng thuốc nước trước. Sau 3 đến 5 phút sau mới tiếp tục dùng thuốc mỡ.
* Khi nhỏ mắt, bệnh nhân không được để đầu ống nhỏ mắt tiếp xúc trực tiếp với mắt. Càng không dùng tay quẹt mắt.
* Bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng chung chai thuốc nhỏ mắt với người khác. Bởi vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ lây lan bệnh.
Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi câu trả lời đã có chi tiết trong bài viết trên. Nhìn chung, thời gian khỏi bệnh sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị bệnh. Tuy đây là bệnh lý lành tính nhưng đã có rất nhiều trường hợp tiến triển nặng. Bệnh để lại hậu quả đáng tiếc nếu người mắc bệnh đau mắt đỏ chủ quan, không điều trị sớm.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!