Đeo kính loạn thị bị chóng mặt tưởng là chuyện nhỏ, nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo bạn đang đeo kính sai cách. Nhiều người chủ quan, để lâu ngày khiến mắt ngày càng yếu và dễ tổn thương.
Vì sao khi mới đeo kính loạn thị bị chóng mặt?
Khi bạn mới đeo kính loạn thị, cảm giác chóng mặt, choáng váng, khó chịu là hiện tượng khá phổ biến và thường không nguy hiểm.
Mắt chỉ đang thích nghi với hình ảnh mới “đúng chuẩn”. Nếu trước đó, mắt bạn quen với việc nhìn mờ, hình bị méo nhẹ, thì kính loạn thị sẽ chỉnh lại hình ảnh đúng. Thế nhưng điều này lại khiến não cảm thấy lạ lẫm, từ đó dẫn đến chóng mặt, đau đầu.
Mặt khác, mắt cũng phải thay đổi cách điều tiết, gây khó chịu tạm thời.
Hiện tượng đeo kính loạn thị bị chóng mặt chỉ là tạm thời. Mắt và não cần thời gian để “làm quen” với cách nhìn mới, thường kéo dài 3 – 7 ngày, đôi khi đến 2 tuần.
Tuy nhiên, hiện tượng đeo kính loạn thị bị chóng mặt cũng có thể báo hiệu hiện tượng lệch trục. Kính loạn thị không chỉ có độ cận/viễn mà còn có trục loạn (axis).
Khi đeo kính, não phải điều chỉnh theo trục này. Nếu lệch nhiều so với thói quen cũ, thì sẽ có cảm giác hình ảnh nghiêng, nghiêng đầu cũng choáng.
Nhìn chung, việc đeo kính loạn thị bị chóng mặt sẽ có thể là nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan.
Nếu bạn bị chóng mặt kéo dài hoặc quá khó chịu, thì nên nghĩ đến 3 nguyên nhân chủ quan sau đây:
Một, sai số đo độ loạn hoặc sai trục loạn, dẫn đến mắt lệch tiêu điểm, gây chóng mặt dai dẳng.
Hai, mắt quá nhạy cảm với sự điều chỉnh, gây đau đầu, buồn nôn.
Ba, tròng kính kém chất lượng hoặc lệch, khiến mắt phải căng điều tiết, gây nhức và chóng mặt.

Nên làm gì khi đeo kính loạn thị bị chóng mặt?
Phùng Huy Hòa BUTITAN có những lời khuyên thiết thực dành cho bạn khi chưa may mắn đeo kính loạn thị bị chóng mặt, như sau:
Một, bạn có thể tiếp tục đeo kính từ từ mỗi ngày, ban đầu 1-2 tiếng, rồi tăng dần lên.
Hai, bạn nên tránh lái xe hoặc làm việc cần thị lực chính xác trong vài ngày đầu.
Ba, nếu sau 7-10 ngày vẫn chóng mặt hoặc khó chịu dữ dội, thì bạn nên quay lại cửa hàng kính mắt để kiểm tra lại độ; xem có sai trục hay lệch tâm quang học không.

Tại sao đeo kính cận bị mỏi mắt?
Tương tự câu hỏi: tại sao đeo kính loạn thị bị chóng mặt, chúng ta chia câu trả lời thành 2 nguyên nhân. Một là nguyên nhân khách quan, sinh lý và hai là nguyên nhân chủ quan.
Việc của người đeo kính cận bị mỏi mắt là xác định chính xác nguyên nhân. Từ đó, chúng ta sẽ có hướng xử lý, điều chỉnh phù hợp và an toàn cho đôi mắt của mình.
Nguyên nhân khách quan
Lần đầu đeo kính cận, đôi mắt sẽ khó tránh được cảm giác lạ lẫm. Hình ảnh sắc nét và có phần hơi ảo khiến đôi mắt có chút bất ngờ và phải làm quen dần với kính mắt. Nhất là người có độ loạn, khi mới đeo kính, họ sẽ cảm nhận mọi thứ hay mặt đất gần hơn bạn tưởng và sẽ cảm thấy nhức mắt, khó chịu ở thái dương, đau đầu.
Tình trạng bị choáng khi đeo kính mới thường xảy ra do não bộ cần thời gian để thích nghi với sự thay đổi trong góc nhìn. Tình trạng này không nguy hiểm và sẽ tự động điều chỉnh sau một thời gian.
Thông thường, khi đi đo mắt cắt kính mới, chuyên gia nhãn khoa sẽ cho chúng ta đeo thử kính độ khoảng 15 – 20 phút. Đây là khoảng thời gian vàng giúp đôi mắt nhận diện điều bất thường, để giúp chuyên gia có sự điều chỉnh số độ kính phù hợp nhất.
Để khắc phục cả tình trạng đeo kính loạn thị bị chóng mặt, nhức đầu, bạn có thể tập đeo kính mắt trong khoảng thời gian ngắn mỗi ngày. Đồng thời dần dần tăng thời gian sử dụng kính lên để đôi mắt thích nghi hoàn toàn.
Nguyên nhân chủ quan
Sau 7-14 ngày đeo kính mới, bạn vẫn gặp tình trạng đeo kính loạn thị bị chóng mặt, nguyên nhân lớn có thể liên quan đến việc sử dụng kính không phù hợp.
Đeo kính sai độ
Phần lớn nguyên nhân đeo kính loạn thị bị chóng mặt, nhức đầu, choáng váng là do đeo kính sai độ. Một khi đeo kính sai độ, mắt sẽ phải điều tiết nhiều hơn. Điều này vô hình chung dẫn đến các dây thần kinh bị tác động, căng cứng làm cho đầu bị đau, choáng, thậm chí là buồn nôn.
Đeo kính lệch tâm mắt
Mỗi thấu kính sẽ tương ứng với một tâm nhất định, điểm đó sẽ thẳng hàng với lỗ đồng tử mắt. Nghĩa là hai tròng kính cần thẳng tâm với đồng tử mắt, trong giấy đo mắt gọi là khoảng cách đồng tử (PD).
Nếu cắt kính bị lệch PD quá nhiều thì sẽ gây ra hiện tượng khó chịu khi đeo kính. Thông thường, độ sai lệch có thể chấp nhận được là khoảng 2mm. Nghĩa là, nếu PD của bạn là 63mm thì độ chênh lệch trong ngưỡng cho phép là 62mm hoặc 64mm.
Kính sai trục loạn
Nếu bạn không có độ loạn, thì hoàn toàn có thể loại bỏ trường hợp này ra. Nhưng nếu bạn có độ loạn thì cần hết sức lưu ý: ở độ loạn sẽ có thêm độ trục.
Độ trục trên kính đã cắt cần đúng với độ trục trên máy đo mắt đưa ra. Nếu không trùng khớp, thì có thể gây ra tình trạng đeo kính loạn thị bị chóng mặt.
Giống với tâm mắt, trục chỉ có thể chênh lệch trong phạm vi chấp nhận được là 2 đến 4 độ. Ví dụ: nếu bạn có trục 180, thì kính cắt ra chỉ có thể lệch lên 182 hoặc thấp hơn là 178. Nếu lệch thấp hơn hoặc nhiều hơn khoảng này thì thị lực sẽ bị ảnh hưởng.
Mắt nhạy cảm với lớp váng phủ
Đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra, nhưng không có nghĩa là không có. Trong số hàng nghìn người đeo kính chống ánh sáng xanh, sẽ có một vài trường hợp gặp khó chịu khi đeo dòng kính này.
Một vài lần như thế khiến họ nhận ra rằng mình chỉ đeo được tròng kính thường, không có váng phủ.
Một số ít người tiêu dùng trung niên có độ lão thị cũng gặp phải hiện tượng mắt nhạy cảm với lớp váng phủ này.
Kích thước gọng kính không phù hợp
Một chiếc gọng kính phù hợp sẽ giúp người đeo kính có những trải nghiệm tuyệt vời và thuận tiện nhất đối với họ. với bạn sẽ giúp bạn có những trải nghiệm làm việc và vui chơi được thuận tiện hơn rất nhiều.
Những chiếc gọng kính quá chật hoặc quá rộng so với khuôn mặt đều có thể khiến mắt cảm thấy khó chịu, nhìn mờ và chóng mặt. Càng kính quá dày, càng kính quá ngắn, gọng kính quá nặng, tròng kính quá lớn, đệm mũi liền gọng, chúng đều là những căn nguyên khiến đôi mắt “cầu cứu”.

Choáng khi đeo kính mới có nguy hiểm không?
Bị choáng khi đeo kính mới trong giai đoạn đầu mới đeo kính là điều hết sức bình thường. Tình trạng này thường sẽ kéo dài 1 – 2 ngày, thậm chí có một số trường hợp lên đến 2 tuần.
Đơn giản đây là giai đoạn mắt cần thời gian để thích nghi và thích ứng với độ kính mới. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, không có dấu hiệu giảm đi sau ít nhất 2 tuần, thì bạn nên đi kiểm tra lại kính mắt.
Nếu không thay kính đúng độ kịp thời, thì đôi mắt có thể đối mặt với những hệ lụy sau:
Tăng độ cận nhanh chóng
Đeo kính sai độ trong thời gian quá dài là nguyên nhân đôi mắt điều tiết nhiều hơn, dẫn đến tăng độ cận nhanh chóng. Về lâu dài, hệ lụy của nó là làm suy giảm thị lực một cách đáng kể. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, chúng còn có thể gây ra mất thị lực vĩnh viễn.
Đeo kính loạn thị bị chóng mặt dẫn đến nhược thị
Chắc chắn hiện tượng chóng mặt và đau đầu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Chúng không chỉ khiến cho đôi mắt không thể nhìn rõ mặc dù đã áp dụng các phương pháp điều trị cụ thể, mà về lâu dài còn gây ra nhược thị.
Trong đó, nhược thị là bệnh lý về mắt khá nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm, đặc biệt ở trẻ em.
Ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày
Nếu thị lực bị suy giảm, thì chắc chắn đôi mắt sẽ mệt mỏi và khó khăn trong việc quan sát. Vô hình chung, điều này tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày, cũng như tình trạng sức khỏe và trạng thái tinh thần của người đeo kính.

Nên làm gì để hạn chế bị choáng khi đeo kính mới?
Để khắc phục tình trạng bị choáng khi đeo kính mới, hay đeo kính loạn thị bị chóng mặt, bạn cần tuân thủ 5 tiêu chí quan trọng sau đây.
Khám mắt tại địa điểm uy tín
Phùng Huy Hòa BUTITAN khuyên bạn nên đến khám mắt tại các cơ sở uy tín, chuyên môn cao. Tại những nơi đó, bạn sẽ đảm bảo nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp, dễ dàng hỗ trợ bạn lựa chọn kính mắt phù hợp với tình trạng khúc xạ và gu thời trang, thẩm mỹ của mình.
Đặc biệt việc chọn cắt kính tại cửa hàng kính mắt uy tín còn giảm thiểu tình trạng đeo kính loạn thị bị chóng mặt.
Chọn bác sĩ chuyên khoa mắt giỏi, tận tâm
Bạn nên tìm đến các bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực nhãn khoa để được tư vấn và điều trị tốt nhất. Bác sĩ sẽ giúp bạn đo đúng độ cận và chọn kính phù hợp, đồng thời tìm ra các giải pháp điều trị nếu cần.
Khám mắt định kỳ để tránh đeo kính loạn thị bị chóng mặt
Để tránh tình trạng bất thường trong việc đeo kính mới, người bệnh nên duy trì thăm khám mắt định kỳ 3 – 6 tháng/năm. Việc kiểm tra tình trạng mắt và điều chỉnh độ cận thường xuyên sẽ tránh được bị choáng khi có sự thay đổi.
Chăm sóc đôi mắt hàng ngày để không đeo kính loạn thị bị chóng mặt
Mỗi người cần đảm bảo tuân thủ các biện pháp chăm sóc mắt hàng ngày, bao gồm việc chăm sóc, bảo vệ mắt và giữ vệ sinh cho kính.
Trong đó, chúng ta cần chăm sóc, bảo vệ mắt bằng cách hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử. Đồng thời bạn nên đeo kính đổi màu khi đi nắng để bảo vệ mắt tối ưu.
Chấp nhận dần dà thích nghi
Khi thay đổi kính mắt, bạn hãy thử đeo trong khoảng thời gian ngắn mỗi ngày và dần dần tăng thời gian sử dụng lên. Qua đó, đôi mắt sẽ dễ dàng thích nghi hơn và tránh được tình trạng đeo kính loạn thị bị chóng mặt.

Nếu bạn đang đeo kính loạn thị bị chóng mặt, đừng xem nhẹ. Đó có thể là lời cảnh báo sớm từ đôi mắt. Càng sớm điều chỉnh, chúng ta càng tránh được những hậu quả nghiêm trọng về sau.