Bị cận mà không đeo kính thì sao, có bị sao không? Phùng Huy Hòa BUTITAN muốn biết vì sao bạn lại đặt câu hỏi này? Bạn có đang đeo kính cận hay không? Kính cận có mang đến phiền toái nào khiến bạn không muốn sử dụng? Nội dung sau đây sẽ phân tích sâu hơn về chủ đề này. Xoáy sâu vào trọng tâm nên hay không nên đeo kính.
Bị cận mà không đeo kính thì sao?
Bị cận mà không đeo kính thì sao, có bị gì không? Để trả lời câu hỏi này cần dựa vào một số yếu tố. Bị cận mà không đeo kính ở đây là cận bao nhiêu độ. Tính chất công việc, sinh hoạt hàng ngày của bạn như thế nào? Bạn đang trong độ tuổi bao nhiêu?
Cận thị được chia làm 3 nhóm chính là: Cận thị nhẹ, cận thị trung bình và cận thị nặng.
Cận thị nhẹ có độ cận từ 0.25 đến 3 độ.
Cận thị trung bình có độ cận từ 3 độ đến 6 độ.
Cận thị cao có độ cận từ 6 độ đến 20 độ.
Bạn đang bị cận thị bao nhiêu độ?
Dựa vào các mốc trên, bạn sẽ biết mình thuộc nhóm nào. Sau đó, bạn hãy tự trả lời một số câu hỏi cơ bản sau:
Bạn có đang khó khăn trong việc nhìn rõ không?
Nếu có mà bạn vẫn không đeo kính thì có thể ảnh hưởng đến khả năng tham gia các hoạt động hàng ngày. Như: Lái xe, đọc sách, xem TV, làm việc trên máy tính, hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Bị cận mà không đeo kính thì sao? Bạn có cảm thấy mỏi mắt không?
Mắt bạn có đang bị căng thẳng, đau đầu, nhức mắt không? Nếu câu trả lời là có thì bạn nên đeo kính cận thị sớm.
Hiệu suất làm việc, học tập của bạn có bị ảnh hưởng do không nhìn rõ vì cận thị không? Nếu câu trả lời là Có thì bạn nên cắt kính cận, đeo kính sớm.
Bạn có thường xuyên tham gia giao thông vào ban đêm hay thường tham gia các hoạt động ngoại khóa không?
Lúc này mắt cận thị của bạn có nhìn rõ không. Nếu câu trả lời là CÓ thì bạn nên đeo kính sớm để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Bị cận mà không đeo kính thì sao?
Nếu không được điều chỉnh, vấn đề thị lực có thể gây ra các vấn đề sức khỏe mắt nghiêm trọng hơn. Như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, rối loạn thị giác…
Việc điều chỉnh thị lực bằng cách đeo kính hoặc sử dụng các phương pháp khác là quan trọng để bảo vệ sức khỏe mắt. Đặc biệt là nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tại sao một số người không muốn đeo kính cận
Có nhiều lý do mà một số người có thể không muốn đeo kính cận. Bạn xem mình ở trường hợp nào trong số các trường hợp Phùng Huy Hòa BUTITAN chia sẻ bên dưới:
Không thoải mái
Một số người có thể cảm thấy không thoải mái khi đeo kính. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi họ chưa quen với cảm giác đeo kính trên mắt.
Tâm lý và tinh thần
Vấn đề thị lực có thể gây ra cảm giác tự ti, không thoải mái trong giao tiếp xã hội. Và ảnh hưởng đến tâm trạng tổng thể của người bị cận.
Tác động vào hình ảnh cá nhân
Một số người có thể cho rằng việc đeo kính cận sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân của họ. Họ cảm thấy mất tự tin hoặc không hài lòng với việc mình trông giống như thế nào khi đeo kính. Một số khác còn bày tỏ người thân của họ không muốn nhìn thấy hình ảnh họ đeo kính.
Thách thức trong hoạt động thể chất
Đối với những người thích thể thao hoặc các hoạt động ngoại khóa, việc đeo kính cận có thể gây khó khăn hoặc mất an toàn. Kính có thể bị rơi ra khỏi mặt trong quá trình vận động mạnh, gây nguy cơ làm tổn thương cho mắt.
Chi phí
Một số người có thể không muốn đầu tư vào việc mua kính cận do vấn đề chi phí vượt quá khả năng. Hoặc họ chưa thấy rõ lợi ích của việc đeo kính nên không muốn chi tiền.
Thích hình thức khác
Có những phương pháp khác để điều trị vấn đề thị lực, như phẫu thuật LASIK hoặc sử dụng kính áp tròng. Một số người có thể chọn lựa các phương pháp này thay vì đeo kính cận.
Sự phản đối về việc phụ thuộc vào kính
Một số người có thể không muốn phụ thuộc vào kính cận để có thể nhìn rõ. Họ có thể tìm kiếm các phương pháp khác để cải thiện thị lực của mình.
Giải pháp bị cận mà không đeo kính thì sao
Nếu độ cận thị của bạn khá nhẹ, từ 0.25 đến 0.5 độ thì bạn không cần đeo kính. Nhất là đối với những người trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Nếu có đeo kính thì bạn có thể lựa chọn tròng kính chống ánh sáng xanh hoặc tròng kính đổi màu bảo vệ mắt.
Ngược lại, nhóm người từ sơ sinh đến dưới 20 tuổi. Nếu cận nhẹ thì nên đeo kính ở một số trường hợp cần thiết như nhìn gần đọc sách, học bài, làm việc. Và cần theo dõi sát sao tình hình đôi mắt để can thiệp đeo kính kịp thời, hạn chế tăng độ cận.
Nếu bạn cảm thấy tự ti, mặc cảm vì độ cận cao thì có thể chọn giải pháp đeo kính cận siêu mỏng. Hiện nay, công nghệ tròng kính ngày càng nâng cao, hiện đại. Việc sử dụng tròng kính siêu mỏng giải pháp được triệt để vấn đề thẩm mỹ.
Nếu bạn chưa hoặc không có đủ kinh phí thì có thể trình bày rõ ràng với chuyên viên tư vấn. Chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp sẽ biết cách đưa ra cho bạn tham khảo lựa chọn phù hợp nhu cầu, khả năng.
Nếu bạn là dân chơi thể thao thì có thể lựa chọn tròng kính Trivex chống bể. Một số dòng tròng kính cao cấp hoàn toàn có thể đáp ứng chuyên biệt cho nhu cầu của nhóm đối tượng người dùng này.
Bị cận mà không đeo kính thì sao?
Nếu độ cận nhẹ, tính chất công việc văn phòng, nội trợ… Độ tuổi cận thị ổn định thì có thể không cần đeo kính. Tuy nhiên chúng ta cần theo dõi, nên đeo kính khi xuất hiện dấu hiệu mỏi mắt, nhức mắt, đau đầu… Ngược lại, chúng ta nên cắt kính cận đúng độ đeo kính sớm để hạn chế nguy cơ tăng độ cận thị. Cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời bảo vệ mắt cho tương lai mai sau.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 6 giờ, 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!