Phụ nữ sau sinh bị đau mắt đỏ là điều không ai mong muốn nhưng vẫn có thể xảy đến với bạn, người thân của bạn. Vậy lỡ chẳng may gặp phải tình huống này thì phải xử lý như thế nào? Phùng Huy Hòa BUTITAN sẽ mách bạn ngay trong bài viết này.
Phụ nữ sau sinh bị đau mắt đỏ nên làm gì?
Phụ nữ sau sinh bị đau mắt đỏ nên làm gì, không phải mẹ bỉm sữa nào cũng biết cách xử lý. Sau sinh, mẹ bỉm sẽ có nhiệm vụ cho con bú. Như vậy, nếu chẳng may bị đau mắt đỏ thì khả năng lây nhiễm sang con sẽ cao.
Do đó, mẹ bỉm nên hạn chế tiếp xúc tối đa với con. Đồng thời đi khám mắt sớm nhằm đảm bảo quá trình hồi phục mắt diễn ra nhanh chóng. Đặc biệt hạn chế khả năng lây đau mắt đỏ sang con. Phùng Huy Hòa BUTITAN sẽ nói rõ chi tiết ngay sau đây:
Hạn chế tiếp xúc với con
Phụ nữ sau sinh bị đau mắt đỏ, khi cho con bú vẫn thực hiện được bình thường. Nhưng trong quá trình cho con bú hãy đeo thêm khẩu trang và sử dụng kính mắt. Để khi tiếp xúc gần với trẻ hạn chế tối đa xảy ra tình trạng lây nhiễm bệnh sang con.
Sức đề kháng của trẻ còn yếu, mẹ có thể sử dụng máy vắt sữa để hỗ trợ vắt sữa trực tiếp. Sau đó nhờ bố hoặc người thân, gia đình cho trẻ ti. Cách này giúp hạn chế sự tiếp xúc của mẹ đối với trẻ một cách an toàn và tốt nhất.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý hay còn gọi là thuốc nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%. Cách làm này giúp giảm thiểu các triệu chứng đau mắt đỏ, làm sạch bụi bẩn.
Dung dịch Natri Clorid 0,9% giúp cung cấp thêm độ ẩm cho mắt. Đồng thời làm giảm các triệu chứng khó chịu, cộm, đau và ngứa mắt. Quá trình hồi phục mắt vì thế cũng diễn ra nhanh hơn để mẹ tiếp tục chăm bé.
Không gian sống sạch sẽ là điều quan trọng nhất, làm hạn chế sự lây lan đau mắt đỏ. Chúng ta cần tăng cường vệ sinh không gian, giặt vỏ gối và chăn màn thường xuyên. Đây là cách giúp mẹ mau hồi phục, ngăn chặn sự lây nhiễm virus, vi khuẩn sang con yêu.
Mỗi khi sắp tiếp xúc với bé, mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Điều này nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus sang bé.. Mẹ không đưa tay sờ lên mắt, dụi mắt để hạn chế nhiễm khuẩn mắt nặng hơn.
Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác
Mẹ cần hạn chế cầm, chạm vào các vật dụng công cộng như tay nắm cửa, điều khiển… để tránh lây lan bệnh. Phụ nữ sau sinh bị đau mắt đỏ, cho con bú tuyệt đối không được lấy khăn sữa của bé để lau mắt của mình.
Không dùng gối, chăn, khăn mặt chung chung với người khác. Trong thời gian bị đau mắt đỏ cũng không nên sử dụng kính áp tròng để tránh nhiễm khuẩn mắt.
Tốt nhất trong thời gian nhạy cảm này, mẹ không nên ngủ chung với bé.
Khám mắt ở cơ sở y tế uy tín
Mẹ nên đến ngay các cơ sở khám mắt uy tín và chất lượng để được bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đau mắt đỏ. Điều này không những hạn chế các biến chứng về mắt cũng như tránh lây bệnh đau mắt đỏ từ mẹ sang con.
Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị đau mắt đỏ khi chưa có sự chỉ định kê đơn của bác sĩ. Càng không được dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác nhằm hạn chế sự lây nhiễm.
Phụ nữ sau sinh bị đau mắt đỏ cho con bú được không?
Phụ nữ sau sinh bị đau mắt đỏ cho con bú vẫn được bình thường. Bệnh đau mắt đỏ ở mẹ không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Vì thế việc cho bé bú sữa mẹ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con.
Tuy nhiên sức đề kháng của trẻ còn yếu nên mẹ cần hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm bệnh sang con. Mẹ nên nhớ rằng, bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp. Mẹ có thể cho bé bú sữa mẹ bằng cách vắt sữa ra và nhờ người thân cho con ti bình. Cách làm này vẫn đảm bảo duy trì được nguồn sữa mẹ cho con mà mẹ không cần tiếp xúc trực tiếp với con.
Phụ nữ sau sinh bị đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Câu trả lời là CÓ nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Không chỉ có khả năng lây bệnh sang con, mẹ còn đối diện với các bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, đau mắt hột. Đường tiết niệu bị ảnh hưởng, gây tiểu buốt, tiểu rắt.
Để bảo vệ mắt và tránh lây đau mắt đỏ sang con, mẹ bỉm sữa nên đeo kính mắt. Kính ở đây có thể là kính mát râm cận, kính đổi màu, kính chống ánh sáng xanh…
Mẹ lây đau mắt đỏ sang con, phải làm sao?
Để đảm bảo sức khỏe cho bé, tốt nhất mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện uy tín để bác sĩ thực hiện khám mắt cho bé. Giảm thiểu và hạn chế tối đa nguy cơ dẫn đến các biến chứng khác nguy hiểm đến mắt của bé.
Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc để điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em. Khi chưa có sự chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời cũng không được sử dụng lại đơn thuốc cũ chữa đau mắt đỏ trước đó. Bởi vì tình trạng bệnh là khác nhau. Điều này nhằm tránh các biến chứng mắt và bảo vệ sức khỏe mắt cho trẻ một cách tốt nhất.
Mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% đều đặn cho bé. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 giọt vào mỗi bên mắt. Hành động này để rửa trôi vi khuẩn, virus, bụi bẩn, mầm bệnh gây bệnh đau mắt đỏ.
Lúc đó, mẹ có thể sử dụng bông mềm lau nhẹ, loại bỏ đi ghèn từ mắt bé. Sau khi thực hiện, bạn cần vứt ngay vào thùng rác có nắp đậy kín để tránh lây nhiễm bệnh.
Trước khi nhỏ mắt cho bé, mẹ phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Trước khi nhỏ mắt, mẹ cần chuẩn bị bông hoặc chất liệu khăn mềm, chặn ở phía đuôi mắt nhằm ngăn dung dịch chảy ra. Điều này cũng hạn chế tối đa việc lây lan vi khuẩn ra gối.
Phụ nữ sau sinh bị đau mắt đỏ
Phụ nữ sau sinh bị đau mắt đỏ có những lưu ý trên không được bỏ qua. Phùng Huy Hòa BUTITAN chúc bạn mau hồi phục để thực hiện tốt thiên chức vĩ đại của mình.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 6 giờ, 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!