PHÙNG HUY HÒA
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  •  
  • Học cùng chuyên gia
  • Kiến thức mắt kính
  • Kiến thức sức khỏe
  • Kiến thức bóng đá
  • Phát triển bản thân
  • Phát triển kinh doanh
Writy.
  • Học cùng chuyên gia
  • Kiến thức mắt kính
  • Kiến thức sức khỏe
  • Kiến thức bóng đá
  • Phát triển bản thân
  • Phát triển kinh doanh
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
PHÙNG HUY HÒA
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Tại sao lại bị cận, dấu hiệu cận thị, cách phòng ngừa và khắc phục

06/04/2024
trong Kiến thức mắt kính
A A
0
tai-sao-lai-bi-can-0604

Tại sao lại bị cận, dấu hiệu cận thị, cách phòng ngừa và khắc phục

Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Tại sao lại bị cận? Bấy lâu bạn đeo kính cận, bạn đã biết tại sao bị cận thị không? Hoặc đã bao giờ bạn tìm hiểu tận tường về câu hỏi này chưa? Trong bài viết này, Phùng Huy Hòa BUTITAN muốn gửi thông tin đến bạn. Chúng có thể giúp bạn bảo vệ mắt thật tốt cho những người thân yêu bên cạnh mình.

Tại sao lại bị cận?

Tại sao lại bị cận? Tia sáng phải bị bẻ cong hoặc khúc xạ bởi phim nước mắt, giác mạc và thể thủy tinh thì mắt mới có thể nhìn được. Hình ảnh cần tập trung vào võng mạc nơi các lớp tế bào nhạy cảm ánh sáng nằm dọc theo mặt sau của mắt. Võng mạc nhận được các hình ảnh được hình thành bởi các tia ánh sáng. Đồng thời gửi hình ảnh đến não thông qua các dây thần kinh thị giác. Trong đó, dây thần kinh thị giác cũng là một phần thực sự của bộ não.

Cận thị xảy ra khi mắt dài hơn bình thường hoặc giác mạc quá cong. Các tia sáng tập trung vào phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc. Điều này khiến mắt nhìn gần thì rõ ràng, nhưng nhìn ở xa sẽ mờ.

Có thể bạn thích?

Bệnh viện Quốc tế Đà Nẵng Vinmec

Bệnh viện Quốc tế Đà Nẵng Vinmec địa chỉ ở đâu, có gì đặc biệt?

12/05/2025
Phòng khám mắt Đà Nẵng

Top 5 phòng khám mắt Đà Nẵng chất lượng, uy tín, chuyên nghiệp, tử tế

12/05/2025
tai-sao-lai-bi-can-0604
Cận thị xảy ra khi mắt dài hơn bình thường hoặc giác mạc quá cong

Cận thị là gì?

Hiểu một cách đơn giản, cận thị là mắt nhìn gần thì rõ nhưng nhìn xa thì mờ. Cận thị là một rối loạn tập trung của mắt, không phải là một bệnh về mắt.

Cận thị là một tật khúc xạ. Mắt không điều chỉnh hoặc khúc xạ ánh sáng đúng cách để tập trung vào một vật để cho hình ảnh rõ ràng.

Triệu chứng bị cận thị

Một số dấu hiệu cận thị và triệu chứng bị cận thị bao gồm mỏi mắt, nhức đầu hoặc nheo mắt để nhìn. Điển hình nhất khó nhìn thấy đối tượng ở xa như biển báo đường bộ hoặc khi nhìn lên bảng lúc ngồi học.

Các dấu hiệu cận thị có thể biểu hiện rõ ở trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi. Khi cơ thể phát triển nhanh chóng, cận thị ở trẻ em có thể tăng độ nhiều hơn trong những năm thiếu niên. Trong độ tuổi từ 20 đến 40, thường có rất ít thay đổi, độ cận thị lúc này gần như ổn định.

mat-can-thi-la-mat-co-dau-hieu-sau-0604
Một số dấu hiệu cận thị và triệu chứng bị cận thị bao gồm mỏi mắt, nhức đầu hoặc nheo mắt để nhìn

Dấu hiệu của cận thị nhẹ

Có 4 mức độ cận thị khác nhau. Bao gồm cận thị nhẹ, cận thị trung bình, cận thị nặng và cực nặng. Trong đó, những người bị cận từ 0.25 độ đến dưới 3 độ thuộc nhóm cận thị nhẹ. Dấu hiệu cận thị nhẹ thường không có triệu chứng rõ ràng. Thường bị nhầm lẫn dấu hiệu của cận thị giả. 

Bạn đọc hãy đối chiếu xem mình có rơi vào các dấu hiệu cận thị nhẹ sau đây không.

* Nhìn xa mờ, nhìn gần rõ hơn nhìn xa;

* Thị lực bị giảm rõ rệt vào ban đêm hoặc ở nơi có ánh sáng kém;

* Mắt đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng mạnh;

* Thường xuyên dụi mắt, chảy nước mắt và nheo mắt khi nhìn xa. Triệu chứng bị cận thị nhẹ trên biểu hiện rõ nhất sau khi đọc sách, nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính, xem tivi hay tập trung làm việc nào đó;

* Có cảm giác nhức mỏi mắt, đau đầu;

* Phải dùng tay dò chữ khi đọc sách, báo…

* Đau mắt, mỏi mắt khi học tập, làm việc, lái  xe hay tập thể thao. 

Sau khi nghỉ ngơi, những tình trạng trên không thuyên giảm thì đó là những dấu hiệu cận thị nhẹ.

nguyen-nhan-can-thi-0604
Triệu chứng bị cận thị nhẹ trên biểu hiện rõ nhất sau khi đọc sách, nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính, xem tivi

Tại sao lại bị cận? Cận thị ở trẻ em

Ngoài những biểu hiện trên, các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý tới những đặc điểm khác ở trẻ. Chẳng hạn như trẻ không thích các hoạt động như đọc sách, vẽ, tô màu. Thay vì nhìn lên bảng, trẻ phải nhìn sang vở của bạn để chép bài ở lớp. Bên cạnh đó, trẻ có thể than phiền gặp khó khăn khi nhìn những vật ở xa. Trẻ hay mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu. Đặc biệt là sau một khoảng thời gian vui chơi, học tập.

tai-sao-lai-bi-can-0604
Trẻ có thể than phiền gặp khó khăn khi nhìn những vật ở xa

Tại sao lại bị cận? Cận thị nặng

Nếu cận thị nhẹ còn được gọi là cận thị thấp thì cận thị nặng được gọi là cận thị cao. Cận thị cao thường sẽ ổn định độ cận trong độ tuổi từ 20-30 tuổi. Người cận thị cao chỉ có thể nhìn rõ và dễ dàng khi đeo kính mắt hoặc phẫu thuật khúc xạ.

Tật khúc xạ cận thị có nguy cơ cao phát triển thành bệnh bong võng mạc. Nếu phát hiện sớm võng mạc không tách rời thì việc phẫu thuật có thể điều trị được. Nếu bản thân cận thị cao thì bạn cần được chuyên gia nhãn khoa kiểm tra mắt thường xuyên. Đảm bảo các thay đổi ở võng mạc không dẫn đến bong võng mạc.

Mặt khác, những người bị cận thị cao có thể mắc bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể cao hơn người cận thị trung bình và không cận thị.

mat-kinh-BUTITAN-0604
Nếu cận thị nhẹ còn được gọi là cận thị thấp thì cận thị nặng được gọi là cận thị cao

Khám mắt cận thị

Chuyên gia nhãn khoa là người có đủ năng lực khám mắt cận thị bằng cách sử dụng một bài kiểm tra thị lực tiêu chuẩn. Chúng ta sẽ được yêu cầu đọc chữ trên một bảng chữ, đặt cách mắt khoảng 5 mét.

Chuyên gia nhãn khoa sẽ sử dụng các thiết bị kiểm tra nhất định để tìm nguyên nhân cận thị. Bằng cách chiếu ánh sáng đặc biệt vào mắt. Sử dụng một đèn soi võng mạc để xem cách ánh sáng phản chiếu từ võng mạc của bạn. 

Ánh sáng được phản xạ trở lại từ bên trong mắt, cho biết nguyên nhân cận thị hay viễn thị.

Kỹ thuật viên đo khúc xạ sẽ sử dụng máy đo khúc xạ phoropter. Đây là một thiết bị có thể đo được chỉ số tật khúc xạ. Đồng thời giúp xác định đúng chỉ số đó để điều chỉnh độ cận thị.

Phung-Huy-Hoa-BUTITAN-0604
Người bị cận thị được yêu cầu đọc chữ trên một bảng chữ, đặt cách mắt khoảng 5 mét

Điều trị cận thị

Một số người khi biết không có phương pháp tốt nhất để điều trị cận thị đã tự trách mình tại sao lại bị cận. Bởi vì kết quả của cận thị phụ thuộc chủ yếu vào lối sống của chính chúng ta.

Bạn nên thảo luận với bác sĩ nhãn khoa về lối sống của mình. Họ sẽ đưa ra những điều chỉnh có hiệu quả nhất cho đôi mắt của bạn.

Đeo kính cận hoặc kính áp tròng là các phương án phổ biến nhất để điều chỉnh các triệu chứng cận thị. Kính có tác dụng tập trung các tia sáng trên võng mạc. Kính mắt cũng có thể giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng tia cực tím có hại.

Chúng ta có thể áp dụng phương pháp điều chỉnh giác mạc (Orthokeratology) để điều trị cận thị. Bằng cách sử dụng một loạt các kính áp tròng cứng để làm dẹt giác mạc và làm giảm các tật khúc xạ. 

Orthokeratology chỉ điều chỉnh độ cận tạm thời. Sau khi ngừng sử dụng, các kính áp tròng giác mạc sẽ trở lại hình dạng ban đầu.

Trong nhiều trường hợp, một số người lựa chọn phẫu thuật mắt cận thị bằng phẫu thuật lasik hoặc một hình thức tương tự như phẫu thuật khúc xạ. Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng để điều trị hoặc cải thiện tầm nhìn bằng cách định hình lại giác mạc. Điều chỉnh hiệu quả khả năng tập trung của mắt.

tai-sao-lai-bi-can-0604
Đeo kính cận hoặc kính áp tròng là các phương án phổ biến nhất để điều chỉnh các triệu chứng cận thị

Lưu ý tại sao lại bị cận

Không có bằng chứng khoa học cho thấy rằng các bài tập về mắt, vitamin hoặc thuốc có thể ngăn ngừa hoặc chữa bệnh cận thị. Cũng không có cách hết cận thị trong 1 ngày nào cả.

Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 6 giờ, 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!

Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!

Thẻ: Cách khắc phục cận thịCận thị có tự khỏi được khôngCận thị là gì nguyên nhân và cách khắc phụcDấu hiệu của cận thị nặngDấu hiệu của cận thị nhẹLàm sao để biết mắt bị cận bao nhiêu độMắt cận thị là mắt có dấu hiệu sauMắt cận thị là mắt như thế nàoMuốn bị cận thịNguyên nhân bị cận thị ở trẻ emNguyên nhân cận thịTác hại của cận thị
Bài viết trước

Rối loạn thị giác là gì? Biểu hiện, nguyên nhân, phòng ngừa và khắc phục

Bài viết sau

Bị cận mà không đeo kính thì sao?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh viện Quốc tế Đà Nẵng Vinmec

Bệnh viện Quốc tế Đà Nẵng Vinmec địa chỉ ở đâu, có gì đặc biệt?

12/05/2025
Phòng khám mắt Đà Nẵng

Top 5 phòng khám mắt Đà Nẵng chất lượng, uy tín, chuyên nghiệp, tử tế

12/05/2025
Người cận nặng nhất Việt Nam

Người cận nặng nhất Việt Nam là ai? Cận nặng quá có mổ mắt được không?

08/05/2025
Mắt kính cận giá bao nhiêu

Mắt kính cận giá bao nhiêu? 3 yếu tố quyết định đến giá tròng kính cận

06/05/2025
Bài viết sau
bi-can-ma-khong-deo-kinh-thi-sao-0604

Bị cận mà không đeo kính thì sao?

Phung-Huy-Hoa-BUTITAN-0704

Phụ nữ sau sinh bị đau mắt đỏ phải xử lý như thế nào?

deo-kinh-0-do-co-bi-can-khong-0704

Đeo kính 0 độ có bị cận không?

PHÙNG HUY HÒA

Blog cá nhân của Phùng Huy Hòa - một chuyên gia về kính mắt, hoạt động trong lĩnh vực 10 năm, yêu thích trải nghiệm và muốn chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng tới nhiều người!

Giới thiệu – Liên hệ
  • Develop by KDN Solution

© 2022 - PHÙNG HUY HÒA

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Học cùng chuyên gia
  • Kiến thức mắt kính
  • Kiến thức sức khỏe
  • Kiến thức bóng đá
  • Phát triển bản thân
  • Phát triển kinh doanh

© 2022 - PHÙNG HUY HÒA