Mỗi người trong chúng ta đều có những nỗi khổ riêng. Không ai giống ai. Và cận thị nặng là một trong những nỗi khổ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần người gặp phải. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá bi quan về điều này. Vì hiện nay, công nghệ tiên tiến, hiện đại, mọi vấn đề của con người đều có thể được giải quyết một cách an toàn. Điều quan trọng Mắt kính Titan muốn bạn luôn luôn nhớ rằng: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nếu bạn là người cận thị nhẹ, hãy đọc hết bài viết này để có động lực mạnh mẽ bảo vệ cửa sổ tâm hồn cho chính mình và những người xung quanh.
Dấu hiệu của cận thị nặng là gì?
Đối với người đang đeo kính, một trong những dấu hiệu của cận thị nặng hơn là kính đang đeo không nhìn thấy rõ nữa.
Mặc dù đang đeo kính nhưng bạn vẫn thấy mờ khi nhìn những vật ở xa.
Bạn liên tục bị nhức đầu, chóng mặt do mỏi mắt.
Đôi mắt rất ngứa và bạn thường xuyên dụi mắt tạo thành thói quen.
Trên đây là những dấu hiệu đôi mắt bạn đã tăng độ và có nguy cơ bị cận thị nặng. Bạn cần đến Bệnh viện, Trung tâm khám Mắt uy tín gần nhà để được kịp thời thăm khám, tư vấn điều chỉnh độ kính, lối sống…
Cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ?
Có 4 mức độ cận thị, được phân chia rõ ràng như sau:
Cận thị nhẹ: -0.25 độ đến -3.00 độ.
Cận thị trung bình: -3.25 độ đến -6.00 độ.
Cận thị nặng: -6.25 đến -10.00 độ.
Cận thị cực đoan: -10.25 độ trở lên.
Kết luận:
Người bị cận thị từ -6.25 độ trở lên được liệt vào nhóm cận thị nặng. Lưu ý, người bị cận trên -10.00 độ không còn là cận thị đơn thuần nữa. Lúc này, cận nặng kèm theo sự thoái hoá ở phần sau của nhãn cầu. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nguy hiểm do cận thị gây ra.
Cận nặng có bị mù không?
Cận thị quá nặng có thể dẫn đến các bệnh lý về mắt. Thị lực người cận nặng không chỉ suy giảm nghiêm trọng. Mà thị lực còn đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí mù lòa vĩnh viễn nếu không được điều trị, can thiệp kịp thời.
Cụ thể, đôi mắt người cận thị 20 độ, 25 độ đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm như: Bong tróc võng mạc, thoái hóa võng mạc cận thị, thoái hóa hoàng điểm, đục thuỷ tinh thể, nhược thị… Nếu họ không chữa trị kịp thời thì mù lòa là điều không muốn vẫn xảy ra.
Hiện tại, không có giới hạn cho độ cận nặng. Nhưng những người bị cận thị vượt quá 50 độ được xem là mù. Bởi vì, bệnh nhân nhìn rõ vật ở cách mắt chỉ có 2cm mà thôi. Cho dù có đeo kính thì thị lực của người bệnh không cải thiện được.
Cận thị có giảm độ được không?
Rất nhiều bệnh nhân tìm hiểu về cách giảm độ cận. Nhưng trên thực tế chúng ta không thể giảm độ mà chỉ có thể kiểm soát độ cận mà thôi. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta có cơ hội giữ độ cận ổn định trong thời gian dài.
Đeo kính đúng độ, thường xuyên khám mắt định kỳ, đeo kính bảo vệ mắt khi ngồi làm việc trên máy tính, đeo kính bảo vệ mắt chống tia UV là những biện pháp giúp ổn định độ cận.
Cận thị nặng phải làm sao?
Nếu không giảm cận thị nặng được thì người cận thị nặng phải làm sao? Hãy tuân thủ những lời khuyên vàng dưới đây để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Một, người cận độ cao không được khiêng vác nặng. Càng không làm những công việc quá sức. Càng không được chơi các môn thể thao nặng như: Đấm bốc, cử tạ, võ thuật… Đây đều là những nguyên nhân dẫn đến chấn thương mắt bệnh nhân càng tuyệt đối tránh.
Hai, bệnh nhân cần đi khám ngay khi đôi mắt có các hiện tượng: Mờ đột ngột, nhìn méo mó, nhìn mờ một phía, thấy hiện tượng ruồi bay, chớp sáng…
Ba, bệnh nhân cần được khám định kỳ 3 đến 6 tháng một lần nhằm kiểm tra khúc xạ để điều chỉnh kính phù hợp. Đồng thời bệnh nhân cần khám đáy mắt để phát hiện các biến chứng và được điều trị kịp thời.
Người trưởng thành thì có thể tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật điều trị dứt điểm tật khúc xạ.
Riêng đối với trẻ em có thể sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho – K để duy trì hạn chế tăng số kính. Mặt khác hành động này giúp kiểm soát tình trạng khúc xạ.
Làm thế nào để ngăn ngừa cận thị nặng?
Ngay khi phát hiện cận thị bạn cần đeo kính đúng độ. Tùy vào độ cận mà tần suất đeo kính của bạn như thế nào. Bạn cần điều chỉnh thời gian đeo kính và thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
Tùy vào tính chất sinh hoạt, tính chất công việc mà bạn cần trang bị kính bảo vệ mắt phù hợp. Nếu bạn thường xuyên làm việc với thiết bị điện tử thì đeo ngay kính chống ánh sáng xanh. Nếu bạn thường xuyên di chuyển ngoài trời thì sử dụng kính đổi màu khi ra nắng.
Sau thời gian học tập, làm việc bạn cần thư giãn mắt bằng các bài tập massage nhẹ nhàng. Đồng thời bạn cần bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin A, Caroten… Chúng sẽ bổ sung dưỡng chất cho cửa sổ tâm hồn khỏe mạnh, sáng đẹp.
Quan trọng nhất, bạn cần tuân thủ lịch khám mắt định kỳ để phát hiện sớm tật hoặc bệnh về mắt để can thiệp, điều trị kịp thời, giảm thiểu biến chứng nguy hiểm.
“ Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chúng tôi vẫn muốn nhắc lại một lần nữa ở cuối bài. Bởi vì từ cận thị nhẹ đến cận thị nặng là một quá trình dài. Chỉ khi bạn cho phép quá trình này diễn ra thì chúng mới xảy đến được. Do đó, mỗi người cần có ý thức bảo vệ mắt bằng cách khám định kỳ 6 tháng/ lần. Đồng thời bạn cần dùng kính chống ánh sáng xanh, kính đổi màu tùy vào từng tình huống, tính chất sinh hoạt để luôn luôn duy trì độ ổn định mắt. Hãy liên hệ ngay đến chúng tôi qua Hotline 0902815245 hoặc Fanpage Mắt kính Titan Hồ Chí Minh để được hỗ trợ nhanh chóng, an toàn, yên tâm.
Trà My