Đề thi trắc nghiệm lý thuyết mắt phần 1 dành cho các đối tượng nghiên cứu sâu về mắt, bộ môn vật lý cấp THPT, Trung cấp nghề và các lĩnh vực liên quan.
Câu 1: (Trắc nghiệm lý thuyết mắt phần 1)
Chọn câu đúng. Để mắt có thể nhìn rõ vật ở các khoảng cách khác nhau thì:
A. Thấu kính mắt phải dịch chuyển ra xa hay lại gần màng lưới sao cho ảnh của vật luôn nằm trên màng lưới
B. Thấu kính mắt phải thay đổi tiêu cự nhờ cơ vòng để cho ảnh của vật luôn nằm trên màng lưới
C. Màng lưới phải dịch lại gần hay ra xa thấu kính mắt sao cho ảnh của vật luôn nằm trên màng lưới
D. Thấu kính mắt đồng thời vừa phải chuyển dịch ra xa hay lại gần màng lưới và vừa phải thay đổi cả tiêu cự nhờ cơ vòng để cho ảnh của vật luôn nằm trên màng lưới.
Câu 2:
Khi tịnh tiến chậm một vật AB có dạng đoạn thẳng nhỏ dọc theo và luôn vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của một mắt không có tật từ xa đến điểm cực cận của nó, thì có ảnh luôn hiện rõ trên võng mạc. Trong khi vật dịch chuyển, tiêu cự của thủy tinh thể và góc trông vật của mắt này thay đổi như thế nào?
A. Tiêu cự tăng, góc trông vật tăng
B. Tiêu cự tăng, góc trông vật tăng
C. Tiêu cự giảm, góc trông vật giảm
D. Tiêu cự giảm, góc trông vật tăng.
Câu 3:
Bộ phận của mắt giống như thấu kính là:
A. Dịch thủy tinh
B. Thủy dịch
C. Giác mạc
D. Thủy tinh thể.
Câu 4:
Qua thấu kính phân kì, vật thật thì ảnh không có đặc điểm:
A. Cùng chiều vật
B. Nhỏ hơn vật
C. Nằm sau kính
D. Ảo.
Câu 5: (Trắc nghiệm lý thuyết mắt phần 1)
Qua thấu kính, nếu vật thật cho ảnh cùng chiều thì thấu kính:
A. Chỉ là thấu kính hội tụ
B. Không tồn tại
C. Có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kì đều được
D. Chỉ là thấu kính phân kì.
Câu 6:
Chọn phát biểu đúng:
A. Với thấu kính hội tụ, vật thật ở trong khoảng OF luôn cho ảnh ảo lớn hơn vật
B. Với thấu kính hội tụ, vật thật ở trong khoảng OF luôn cho ảnh thật lớn hơn vật
C. Với thấu kính hội tụ, vật thật ở trong khoảng OF luôn cho ảnh thật nhỏ hơn vật
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 7:
Chọn đáp án ĐÚNG. Mắt không có tật là mắt:
A. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc
B. Khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc
C. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc
D. Khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc.
Câu 8: (Trắc nghiệm lý thuyết mắt phần 1)
Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính:
- Thật;
- Ảo;
- Cùng chiều với vật;
- Ngược chiều với vật;
- Lớn hơn vật;
- Nhỏ hơn vật.
Hãy chọn đáp án đúng. Ảnh của vật tạo bởi kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực có các tính chất nào?
A. 1 + 4 + 6
B. 1 + 3 + 5
C. 2 + 3 + 5
D. 2 + 3 + 6
Câu 9:
Một vật sáng đặt trước một thấu kính, trên trục chính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính bằng ba lần vật. Dời vật lại gần thấu kính một đoạn, ảnh của vật ở vị trí mới vẫn bằng ba lần vật. Có thể kết luận gì về loại thấu kính?
A. Thấu kính là hội tụ
B. Thấu kính là phân kì
C. Hai loại thấu kính đều phù hợp
D. Không thể kết luận được.
Câu 10:
Để mắt nhìn rõ vật tại các các vị trí khác nhau, mắt phải điều tiết. Đó là sự thay đổi:
A. Vị trí thể thuỷ tinh
B. Vị trí thể thuỷ tinh và màng lưới
C. Độ cong thể thuỷ tinh
D. Vị trí màng lưới.
Câu 11:
Một vật thật AB đặt trước một thấu kính phân kì cho một ảnh A’B’. Khi đó ảnh A’B’:
A. Có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy thuộc vào vị trí của vật
B. Luôn là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
C. Luôn là ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật
D. Luôn là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 12:
Với thấu kính hội tụ có tiêu cự f, ảnh của vật thật qua thấu kính đó sẽ cùng chiều với vật khi vật đặt cách thấu kính một khoảng:
A. Bằng f
B. Lớn hơn f
C. Lớn hơn 2f
D. Nhỏ hơn f.
Câu 13:
Công thức nào sau đây là công thức thấu kính?
A. 1/f=1/d +/1d’
B. 1/d+d′=1/f
C. 1/d−d′=1/f
D. 1/f=1/d−1/d′
Câu 14:
Để mắt có thể nhìn rõ vật ở các khoảng cách khác nhau thì:
A. Thấu kính mắt phải thay đổi tiêu cự nhờ cơ vòng để cho ảnh của vật luôn nằm trên màng lưới
B. Thấu kính mắt phải dịch chuyển ra xa hay lại gần màng lưới sao cho ảnh của vật luôn nằm trên màng lưới
C. Màng lưới phải dịch lại gần hay ra xa thấu kính mắt sao cho ảnh của vật luôn nằm trên màng lưới
D. Thấu kính mắt đồng thời vừa phải chuyển dịch ra xa hay lại gần màng lưới và vừa phải thay đổi cả tiêu cự nhờ cơ vòng để cho ảnh của vật luôn nằm trên màng lưới.
Câu 15: (Trắc nghiệm lý thuyết mắt phần 1)
Mắt cận thị khi không điều tiết có:
A. Độ tụ nhỏ hơn độ tụ mắt bình thường
B. Điểm cực cận xa mắt hơn mắt bình thường
C. Điểm cực viễn xa mắt hơn mắt bình thường
D. Độ tụ lớn hơn độ tụ mắt bình thường.
Câu 16:
Mắt thường và mắt cận nhìn được xa nhất khi:
A. Mắt không điều tiết
B. Mắt điều tiết cực đại
C. Đường kính con ngươi lớn nhất
D. Đường kính con ngươi nhỏ nhất.
Câu 17:
Mắt không có tật là mắt:
A. Khi quan sát ở điểm cực viễn mắt phải điều tiết
B. Khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước màng lưới
C. Khi quan sát ở điểm cực cận mắt không phải điều tiết
D. Khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên màng lưới.
Câu 18: (Trắc nghiệm lý thuyết mắt phần 1)
Để mắt nhìn rõ vật tại các các vị trí khác nhau, mắt phải điều tiết. Đó là sự thay đổi:
A. Vị trí thể thuỷ tinh
B. Vị trí thể thuỷ tinh và màng lưới
C. Độ cong thể thuỷ tinh
D. Vị trí màng lưới.
Câu 19:
Khi nói về việc nhận biết loại thấu kính đặt trong không khí, phát biểu nào sau đây sai?
A. Thấu kính có hai mặt đều lõm là thấu kính hội tụ
B. Thấu kính có một mặt lõm, một mặt phẳng là thấu kính phân kỳ
C. Thấu kính có hai mặt đều lồi là thấu kính hội tụ
D. Thấu kính có một mặt lồi, một mặt phẳng là thấu kính hội tụ.
Câu 20: (Trắc nghiệm lý thuyết mắt phần 1)
Vật thật qua thấu kính phân kì:
A. Luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật
B. Có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy thuộc vào vị trí của vật
C. Luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
D. Luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 21:
Sự điều tiết của mắt là:
A. Thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới
B. Thay đổi đường kính của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt
C. Thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới
D. Thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc.
Câu 22:
Nhận định nào sau đây không đúng về độ tụ và tiêu cự của thấu kính hội tụ?
A. Tiêu cự của thấu kính hội tụ có giá trị dương
B. Tiêu cự của thấu kính càng lớn thì độ tụ của kính càng lớn
C. Độ tụ của thấu kính đặc trưng cho khả năng hội tụ ánh sáng mạnh hay yếu
D. Đơn vị của độ tụ là đi ốp (dp).
Câu 23:
Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi:
A. Hai mặt cầu lồi
B. Hai mặt phẳng
C. Hai mặt cầu lõm
D. Hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng.
Câu 24:
Bộ phận của mắt giống như thấu kính là:
A. Thủy dịch
B. Dịch thủy tinh
C. Thủy tinh thể
D. Giác mạc.
Câu 25: (Trắc nghiệm lý thuyết mắt phần 1)
Khi đo tiêu cự của thấu kính phân kì, đại lượng nào sau đây không cần xác định với độ chính xác cao?
A. Khoảng cách từ vật đến thấu kính phân kì
B. Khoảng cách từ thấu kính phân kì đến thấu kính hội tụ
C. Khoảng cách từ thấu kính hội tụ đến màn hứng ảnh
D. Hiệu điện thế hai đầu đèn chiếu.
Câu 26:
Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về chùm sáng qua thấu kính hội tụ khi đặt trong không khí là:
A. Chùm sáng tới song song, chùm sáng ló hội tụ
B. Chùm sáng tới hội tụ, chùm sáng ló hội tụ
C. Chùm sáng tới qua tiêu điểm vật, chùm sáng ló song song với nhau
D. Chùm sáng tới thấu kính không thể cho chùm sáng phân kì.
Câu 27:
Cách sửa các tật nào sau đây là không đúng?
A. Muốn sửa tật cận thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính phân kì có độ tụ phù hợp
B. Muốn sửa tật viễn thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hội tụ có độ tụ phù hợp
C. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính hội tụ, nửa dưới là kính phân kì
D. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính phân kì, nửa dưới là kính hội tụ.
Câu 28: (Trắc nghiệm lý thuyết mắt phần 1)
Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng?
A. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực
B. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực
C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần
D. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.
Câu 29:
Một lăng kính bằng thuỷ tinh chiết suất n, góc chiết quang A. Tia sáng tới một mặt bên có thể ló ra khỏi mặt bên thứ hai khi:
A. Góc chiết quang A có giá trị bất kỳ
B. Góc chiết quang A nhỏ hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh
C. Góc chiết quang A là góc vuông
D. Góc chiết quang A lớn hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.
Câu 30: (Trắc nghiệm lý thuyết mắt phần 1)
Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi:
A. Hai bên của lăng kính
B. Tia tới và pháp tuyến
C. Tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính
D. Tia ló và pháp tuyến.
Trên đây là 30/ 90 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết mắt phần 1 dành cho các đối tượng nghiên cứu sâu về Mắt, bộ môn Vật lý cấp THPT, Trung cấp nghề và các lĩnh vực liên quan chưa có lời giải. Phùng Huy Hòa mời bạn đọc kỹ câu hỏi, đánh dấu câu trả lời rồi đối chiếu đáp án chính xác tại đáp án trắc nghiệm lý thuyết mắt phần 1.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những tin tức đắt giá! Xin tri ân đến bạn món quà kính chống ánh sáng xanh với mong muốn chung tay cùng bạn bảo vệ mắt thật khỏe mạnh!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!