Đau mắt đỏ là gì? Dịch đau mắt đỏ năm 2023 đang khiến nhiều học sinh nghỉ học, phụ huynh nghỉ làm. Hiện TP.HCM ghi nhận có 4.000 người bị bệnh đau mắt đỏ mỗi ngày. Vậy đau mắt đỏ có lây không? Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Bị đau mắt đỏ nên làm gì? Đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì? Hãy cùng Phùng Huy Hòa giải mã ngay trong bài viết này!
Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến thường gặp ở mắt. Bệnh lý này xảy ra khi lòng trắng mắt và kết mạc mi gặp bị viêm nhiễm. Bệnh này còn có tên gọi khác là viêm kết mạc. Tuy đây là bệnh cấp tính, tính chất lây lan nhanh, mạnh nhưng lành tính, không ảnh hưởng tính mạng.
Đau mắt đỏ ủ bệnh bao lâu?
Trung bình, thời gian ủ bệnh đau mắt đỏ trung bình khoảng 8 ngày. Còn thời gian phát bệnh kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn. Thời gian bị bệnh viêm kết mạc tùy thuộc vào nguyên nhân và phương pháp điều trị.
Triệu chứng đau mắt đỏ
Đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, mắt tiết nhiều ghèn. Cảm giác có cộm rát trong mắt, mí mắt đau nhức, sưng nề… Tất cả những dấu hiệu trên bộc lộ triệu chứng đau mắt đỏ. Người bệnh cần nắm rõ để phân biệt với các bệnh lý khác.
Biểu hiện đau mắt đỏ còn thể hiện qua đau họng, ho, mệt mỏi, sốt nhẹ, nổi hạch sau tai…
Nguyên nhân bị đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ xảy ra chủ yếu do Adenovirus, Enterovirus, Herpes Simplex và virus Zoster. Trong đó, virus Herpes Simplex và virus Zoster ít phổ biến hơn.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị đau mắt đỏ do vi khuẩn như lậu cầu, bạch hầu, liên cầu, phế cầu…
Nguyên nhân đau mắt đỏ còn có thể do dị ứng bụi, lông động vật, xà phòng, phấn hoa… Để khỏi bệnh, bệnh nhân chỉ cần tránh xa các tác nhân gây bệnh. Hoặc cần ngay lập tức loại bỏ chúng hoàn toàn nếu tiếp xúc thường xuyên.
Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi? Thông thường bệnh sẽ hết sau 7 đến 14 ngày phát bệnh.
Đối tượng nào dễ bị đau mắt đỏ?
Tất cả mọi người, trẻ sơ sinh, trẻ em, người trung niên, lão niên đều có thể mắc bệnh. Bệnh này xảy ra quanh năm, nhất là giai đoạn giao mùa từ mùa hè sang mùa thu. Bệnh rất dễ lây lan thành dịch nếu không chăm sóc, phòng ngừa đúng cách.
Đau mắt đỏ là gì? Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?
Bệnh do virus lây khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh, trong lúc nói chuyện, hắt hơi. Hoặc do chạm tay vào dịch tiết nhiễm mầm bệnh trên đồ dùng cá nhân hay vật dụng công cộng. Điển hình như điện thoại, gối, khăn mặt, bàn chải, đồ chơi, nút bấm cầu thang máy, chìa khóa, tay nắm cửa…
Với virus gây bệnh đau mắt đỏ là do tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh trong lúc nói chuyện, hắt hơi.
Bệnh đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?
Đau mắt đỏ sẽ khỏi theo tự nhiên sau 7 đến 10 ngày. Nếu thời gian này kéo dài lâu hơn thì người bệnh nên nghĩ đến biến chứng. Một khi đau mắt đỏ biến chứng thì sẽ khó điều trị hơn, thời gian điều trị kéo dài. Viêm giác mạc, loét giác mạc, mù lòa vĩnh viễn là những biến chứng nghiêm trọng của viêm kết mạc.
Lúc này, người bệnh phải nhanh chóng đến khám tại chuyên khoa mắt. Ở đó, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc chống viêm, tăng cường miễn dịch chống bội nhiễm.
Đau mắt đỏ là gì? Cách điều trị đau mắt đỏ
Tùy thuộc vào nơi điều trị và tác nhân gây bệnh mà chúng ta có cách điều trị khác nhau.
Cách điều trị đau mắt đỏ tại nhà:
+ Rửa mặt, tay thường xuyên với xà phòng.
+ Chườm lạnh để giúp mắt giảm bớt sự khó chịu, giảm sưng mi..
+ Tránh dùng chung ly, chén, khăn mặt… với người khác.
+ Tránh dụi mắt, hạn chế đi bơi trong giai đoạn nhạy cảm này.
+ Người bệnh nên nghỉ học, nghỉ làm ít nhất 1 tuần, cho đến khi khỏi hẳn.
Điều trị đau mắt đỏ tại bệnh viện:
Tùy tình trạng mắt mà bác sĩ kê toa chỉ định thuốc khác nhau cho phù hợp với người bệnh.
Đau mắt đỏ do virus:
Bệnh dễ lây lan, không cần dùng kháng sinh nhưng cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus Acyclovir điều trị các dạng viêm kết mạc nghiêm trọng hơn.
Đau mắt đỏ là gì? Đau mắt đỏ do vi khuẩn:
Người bệnh thường xuất hiện triệu chứng đau mắt, đỏ mắt, nhiều mủ dính trong mắt có màu vàng xanh. Người bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn cần uống thuốc, dùng thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ.
Đau mắt do dị ứng:
Người bị đau mắt do dị ứng cần sử dụng thuốc kháng histamin, bao gồm thuốc uống hoặc thuốc nhỏ. Lưu ý, việc dùng thuốc có thể khiến mắt người bệnh bị khô trong thời gian dài.
Đau mắt đỏ là gì? Đau mắt đỏ do vi khuẩn nhỏ thuốc nào?
Thuốc kháng sinh:
Đây là dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ rút ngắn thời gian nhiễm trùng, giảm biến chứng, lây lan. Thuốc kháng sinh có thể cần thiết trong các trường hợp tiết dịch mủ, viêm kết mạc. Điều này thường xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch suy giảm.
Trong những ngày đầu bệnh diễn biến nhanh, có thể dùng các thuốc như:
+ Aminoglycoside (Tobramycin, Neomycin…)
Fluoroquinolone (Ofloxacin, Ciprofloxacin, Levofloxacin, Moxifloxacin).
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng các thuốc phối hợp nhiều loại kháng sinh như: Gramicidin/neomycin sulfate/polymyxin B sulfat…
Thuốc kháng sinh dùng cho đau mắt đỏ có thể gây châm chích trong mắt, ngứa, đỏ, nóng mắt.
Những tác dụng phụ này xảy ra giống như các triệu chứng đau mắt đỏ. Điều này khiến nhiều người bệnh nghĩ triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn sau khi dùng thuốc. Bệnh nhân cần kiên trì điều trị tối đa 2 ngày để xem các triệu chứng có cải thiện không. Đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để có hướng điều trị đúng đắn.
Corticosteroid tại chỗ:
Thuốc này làm giảm bớt các triệu chứng đau mắt đỏ và giảm sẹo trong viêm kết mạc nhiễm trùng. Tuy nhiên, người bệnh cần hết sức thận trọng, khi dùng phải có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi vì thuốc này có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực, nhiễm trùng mắt.
Các thuốc điều trị toàn thân:
Các thuốc điều trị toàn thân chỉ dùng khi bệnh tiến triển nặng, thường do lậu cầu, bạch hầu. Các thuốc có thể dùng là Cephalosporin thế hệ 3 (Ceftriaxon, Ceftazidime), Fluroquinolon uống.
Fluroquinolon chống chỉ định dùng ở trẻ dưới 16 tuổi. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng các thuốc nâng cao thể trạng như: Vitamin C, B1, B12…
Lưu ý khi điều trị đau mắt đỏ
+ Để giảm viêm, khô do đau mắt đỏ, người bệnh có thể sử dụng gạc lạnh, nước mắt nhân tạo.
+ Người bệnh rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9 % để loại trừ mủ và tiết tố.
+ Làm sạch hoặc thay thế dùng kính áp tròng đúng cách và đúng thời gian bác sĩ chỉ định.
+ Ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi không còn triệu chứng đau mắt đỏ nữa.
Sử dụng khăn giấy sạch lau mặt và mắt.
+ Rửa tay thường xuyên, trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hoặc ho.
+ Không chạm tay vào mắt.
+ Vi khuẩn có thể sống trong đồ trang điểm và có thể gây đau mắt đỏ. Thậm chí là nhiễm trùng giác mạc rất nguy hiểm. Do đó, người bệnh không trang điểm mắt khi mắt đang bị nhiễm trùng. Người bệnh cần thay bộ trang điểm khác nếu bị nhiễm trùng mắt.
+ Không dùng chung đồ trang điểm mắt với người khác.
+ Tập thể dục đều đặn, ăn uống đủ chất, tránh lây lan thành dịch.
Bệnh đau mắt đỏ nên ăn gì và không nên ăn gì?
Người bệnh đau mắt nên ăn nhiều:
+ Thực phẩm chứa vitamin A. Như: Khoai lang, bí ngô, rau có màu xanh đậm, cà chua, ớt chuông xanh…
+ Thực phẩm giàu vitamin K. Như: Trứng, cà rốt, dưa chuột, cần tây, măng tây, rau xà lách, bông cải xanh…
+ Thực phẩm giàu vitamin C. Như: Đu đủ, dâu tây, kiwi, xoài, cải xanh, ớt chuông…
+ Thực phẩm giàu vitamin B. Như: Thịt gà, trứng, cá hồi, gan động vật, bông cải xanh, nấm, các loại hạt và các loại đậu…
Đau mắt đỏ là gì? Người bệnh đau mắt không nên ăn:
+ Thực phẩm có mùi tanh, cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hoặc các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước uống có gas…
Đau mắt đỏ là gì đã được Phùng Huy Hòa chia sẻ chi tiết trong bài viết trên. Tuy đây là bệnh lành tính nhưng vẫn có khả năng biến chứng nếu người bệnh chủ quan. Lời khuyên dành cho người bị đau mắt đỏ là nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt. Không nên áp dụng bất kỳ mẹo chữa đau mắt dân gian nào, tránh hối tiếc vì thiếu hiểu biết.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!