Đau mắt đỏ, còn gọi là viêm kết mạc cấp đang tăng nhanh số người mắc phải tại TP.HCM. Đối tượng chủ yếu mắc phải chính là trẻ em. Vậy nguyên nhân dịch đau mắt đỏ là gì? Biểu hiện như thế nào? Cách phòng ngừa ra sao? Phùng Huy Hòa mời bạn cùng đến với bài viết chi tiết sau đây.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ
Enterovirus, Adenovirus là hai tác nhân chính gây bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp. Trong đó, enterovirus chiếm ưu thế là 86%, adenovirus chỉ chiếm số ít 14%.
Bệnh này thường chủ yếu xảy ra khi môi trường sinh hoạt nhiễm bẩn, vệ sinh mắt chưa tốt. Bệnh lây lan qua đường giọt bắn, dịch tiết khi tiếp xúc gần hoặc dùng chung khăn, thau rửa mặt…
Thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí cao cũng là nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ. Môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm cũng là tác nhân.
Biểu hiện bệnh đau mắt đỏ
Mắt xảy ra tình trạng viêm cấp của kết mạc, cương tụ mạch máu kết mạc làm đỏ mắt. Tăng xuất tiết làm chảy nhiều nước mắt, sưng mi mắt, cộm xốn khó chịu. Mắt có thể bị sung huyết, xuất huyết kết mạc hoặc xuất hiện giả mạc.
Một số trường hợp có thể có các biểu hiện toàn thân đi kèm. Như: Sốt, ho, hắt hơi sổ mũi, cảm cúm…
Mức độ bệnh phụ thuộc vào môi trường sinh hoạt, khí hậu thời tiết, điều kiện chăm sóc vệ sinh. Đặc biệt là tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của từng người.
Khi phát hiện học sinh có các triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, có ghèn dính mí, khó mở mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm… phụ huynh cần cho trẻ đi khám ngay.
Đau mắt đỏ và đau mắt hột có giống nhau hay không?
Hai bệnh lý này đều là tình trạng kết mạc bị viêm nhiễm. Và đều bắt nguồn từ các loại vi khuẩn và virus trong môi trường gây ra. Có thể do thói quen sinh hoạt không tốt hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ẩm ướt. Đó là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người mắc phải hai bệnh lý này.
Triệu chứng đau mắt hột và đau mắt đó giống nhau ở chỗ đều chảy nước mắt, ngứa, mỏi mắt. Chúng ảnh hưởng tới thị lực trong quá trình mắc bệnh, khiến người bệnh cảm giác bất tiện, khó chịu.
Đau mắt hột và đau mắt đỏ khác nhau ở điểm nào?
Mặc dù có triệu chứng tương đồng, nhưng dấu hiệu điển hình của hai bệnh là hoàn toàn khác nhau. Người bị đau mắt đỏ, kết mạc sẽ bị đỏ lên do các mạch máu bị viêm. Nhưng ở người đau mắt hột, vùng kết mạc mắt không đỏ mà có cảm giác bị cộm. Như là có hạt bụi bay vào mắt vậy.
Bệnh đau mắt đỏ mặc dù gây khó chịu, không gây ảnh hưởng tới thị lực của người bệnh. Bệnh có thể tự khỏi trong một thời gian ngắn mà không cần sử dụng thuốc.
Đau mắt hột có tự khỏi không? Đối với đau mắt hột thì lại khác. Bệnh có thể kéo dài qua nhiều ngày, tình trạng bệnh được chia thành hai loại nhẹ và nặng. Bệnh dạng nhẹ, bệnh có thể sẽ tự khỏi sau một thời gian. Bệnh không gây ảnh hưởng tới khả năng nhìn của mắt. Bệnh dạng nặng, nếu không chữa trị kịp thời sẽ tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến mù lòa.
11 Cách phòng bệnh đau mắt đỏ
1, Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sạch.
2, Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng.
3, Không dùng chung vật dụng cá nhân. Như: Kính mắt cận, kính áp tròng (Lens), chai thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, khẩu trang…
4, Vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
5, Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
6, Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác.
7, Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh đau mắt đỏ.
8, Cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ.
9, Người có dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn cán bộ y tế, tránh biến chứng nặng.
10, Người đau mắt đỏ nên tạm thời nghỉ học/ nghỉ làm theo chỉ định bác sĩ để tránh lây lan.
11, Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin. Đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Người dân có nên đổ xô đi mua thuốc nhỏ mắt Tobrex không?
Hiện nay, tình trạng “cháy” thuốc nhỏ mắt Tobrex đang diễn ra phổ biến tại TP.HCM. Các bác sĩ chuyên khoa mắt cho rằng, dung dịch nhỏ mắt Tobrex không phải là thuốc duy nhất trị bệnh hiệu quả.
Bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp theo từng trường hợp cụ thể. Tùy vào nguyên nhân và mức độ của bệnh.
Thuốc nhỏ mắt cũng như tất cả các loại thuốc điều trị khác. Chúng đều phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Người dân không vì quá lo lắng, tự đổ xô đi mua về dùng. Loại duy nhất người dân có thể tự mua dùng là nước muối sinh lý nhỏ mắt NaCl 0,9%.
Người đã từng bệnh có bị lây lại không?
Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi họ có những yếu tố nguy cơ. Như có thêm người thân trong gia đình, bạn trong lớp ngồi gần… bị đau mắt đỏ. Bác sĩ nhãn khoa cho hay, bệnh này rất khó bị lại trong thời gian ngắn.
Thông thường người đã đau mắt đỏ có thể không bị nhiễm lại trong vòng hai tháng. Do mắt được kháng thể của cơ thể bảo vệ khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Còn một người có tiền sử đau mắt đỏ cách đây nhiều năm, nhưng bây giờ bị lại thì sao? Trường hợp này được gọi là một đợt đau mắt đỏ khác, không phải tái mắc.
Khi phát hiện có dấu hiệu đau mắt đỏ thì cần đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất. Để bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán, hướng dẫn và chăm sóc mắt phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh nghỉ làm hoặc nghỉ học từ 5-7 ngày.
Nhìn chung, đợt dịch này lây lan nhanh nhưng đa số đều khỏi sau 7 – 14 ngày. Nếu gia đình có người đau mắt đỏ thì khả năng rất cao các thành viên còn lại cũng bị. Nếu phòng ngừa đúng, điều trị kịp thời thì bệnh nhanh khỏi, ít có biến chứng.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!