Dấu hiệu của đau mắt đỏ là điều trong chúng ta cần nắm rõ trong thời điểm nhạy cảm này. Việc nhận biết triệu chứng của đau mắt đỏ giúp mỗi người can thiệp, điều trị kịp thời. Từ đó ngăn ngừa lây bệnh sang người thân chung nhà và bạn bè, đồng nghiệp ngoài xã hội. Cùng Phùng Huy Hòa đi sâu vào bài viết sau đây nhé!
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Bệnh đau mắt đỏ là tên gọi khác của viêm kết mạc mắt. Kết mạc mắt là lớp màng niêm mạc lót bên trong mí mắt trên và dưới, bình thường có màu trắng trong. Khi bị viêm nhiễm sẽ sung huyết, gây đỏ, ngứa.
Nguyên nhân đau mắt đỏ thường do siêu vi. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cần chú ý vệ sinh, sử dụng thuốc uống và nhỏ mắt đúng cách. Bệnh dễ lây qua tiếp xúc dịch tiết mắt của người bệnh. Hoặc qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của người bệnh khi ho, hắt hơi.
https://www.youtube.com/shorts/HeBd9fq07vk
Triệu chứng đau mắt đỏ thông thường
Một trong những biểu hiện đau mắt đỏ thường gặp nhất là đỏ mắt. Mắt có cảm giác cộm, xốn, đau, nóng, ngứa, nặng mí. Một số người bệnh đau mắt đỏ còn thường xuyên bị chảy nước mắt. Mắt đổ ghèn nhầy, dính mi, nhất là buổi sáng khi thức dậy.
Nếu không được điều trị đau mắt đỏ kịp thời thì bệnh rất dễ biến chứng. Bệnh nhẹ chất tiết ghèn có thể là mủ trắng sữa. Nhưng khi bệnh trở nặng, chất tiết ghèn có thể chuyển sang vàng nhạt hoặc xanh nhạt. Chất dịch chuyển từ lỏng sang đặc. Sau khi vệ sinh xong, chúng sẽ xuất hiện lại nhanh chóng, kèm theo tình trạng sợ ánh sáng.
Dấu hiệu của đau mắt đỏ ở trẻ
Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, dấu hiệu của đau mắt đỏ là đỏ mắt, quấy khóc, khó chịu. Kết mạc mắt mất tính trong bóng bình thường, sung huyết, sưng phù đỏ. Bệnh đau mắt đỏ một bên mắt, vài ngày sau có thể lan sang bên mắt còn lại. Dấu hiệu của đau mắt đỏ có thể xuất hiện cùng lúc ở cả hai mắt.
Thị lực trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh không giảm khi bị viêm kết mạc đơn thuần. Nếu xuất tiết ở giác mạc, chảy nước mắt thì trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có cảm giác sương mù.
Trẻ có thể nổi hạch trước tai, cha mẹ quan sát kỹ để biết nguyên nhân quấy khóc, khó chịu. Dấu hiệu của đau mắt đỏ ở trẻ em trở nặng khi kết mạc nhãn cầu phù nề ra ngoài. Hoặc sưng phù hai mí mắt trên, dưới. Cha mẹ cần biết để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa mắt.
Dấu hiệu của đau mắt đỏ – Cách điều trị đau mắt đỏ
Phần lớn trường hợp đau mắt đỏ là điều trị ngoại trú, tức điều trị đau mắt đỏ tại nhà. Điều này cho thấy bệnh đau mắt đỏ không đáng lo ngại. Tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan mà cần hết sức lưu ý những thông tin quan trọng sau.
Người bệnh có thể uống thuốc theo toa bác sĩ kê như thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm ngứa. Kết hợp với chườm lạnh giúp giảm sưng nề, thuốc giảm đau không kê đơn để kiểm soát cơn đau.
Một số thuốc nhỏ mắt an toàn có thể sử dụng là neomycin hoặc tobramycin. Bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc mỡ bôi trơn theo chỉ định bác sĩ giảm khô, giảm kích ứng.
Người bệnh nên vệ sinh mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%.
Lưu ý, đau mắt đỏ một bên nhưng bên còn lại thường bị bệnh sau 48 giờ. Do đó, bệnh nhân cần nhỏ cả hai mắt. Mỗi mắt nhỏ hai giọt, ngày từ 6 đến 8 lần.
Người bệnh không được sử dụng thuốc nhỏ mắt có corticoid vì nguy cơ bội nhiễm và tăng nhãn áp. Mặt khác, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng chống lại vi khuẩn, không dùng với mục đích chống lây nhiễm virus. Người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân đau mắt đỏ để chọn cách điều trị phù hợp, hiệu quả.
https://www.youtube.com/shorts/kvcf-EeebKU
Hướng dẫn cách phòng bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mắt bị bệnh. Hoặc các bề mặt thường được sử dụng chung nhiều người như tay nắm cửa, cầu thang vịn, vòi xịt rửa nước…
Virus cũng có thể lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi. Người bệnh dễ gây lây truyền nhất trong tuần đầu tiên bị bệnh. Chúng ta cần nắm rõ dấu hiệu của đau mắt đỏ để kịp thời điều trị. Đồng thời ý thức giữ khoảng cách để tránh lây lan sang người thân.
Bệnh đau mắt đỏ không có vaccine, chúng ta chỉ có cách ngăn ngừa bằng thói quen vệ sinh tốt. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với mắt. Hoặc các bề mặt có thể bị ô nhiễm là điều cực kỳ quan trọng. Đặc biệt mỗi người cần tránh chạm tay vào mắt khi chưa rửa sạch.
Mỗi người sử dụng khăn giấy hoặc khăn tay khi hắt hơi hoặc ho để giảm nguy cơ lây truyền. Nói không với việc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, kính mắt, gối mền…
Bên cạnh đó, người bệnh cần ăn uống, bổ sung vitamin A, C, E. Tránh xa các yếu tố gây kích ứng khác như bụi, lông thú… Bên cạnh việc cách ly tương đối và giữ vệ sinh chung, bệnh nhân cần mang kính bảo vệ mắt.
Tuân thủ lịch tái khám mắt theo hẹn của bác sĩ nhãn khoa. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là dễ khiến bệnh nhẹ trở nặng, diễn biến khó lường.
https://www.youtube.com/shorts/YW4qSlDge6s
Khi nào cần tái khám bệnh đau mắt đỏ?
Khi dấu hiệu của đau mắt đỏ chuyển sang đau nhức nhiều, mắt sợ ánh sáng cần đi tái khám ngay. Các biểu hiện trên báo động bệnh đang tiến triển nặng. Nếu không được chẩn đoán, điều trị đúng lúc thì mức độ nguy hiểm cao.
Hầu hết người lớn hay trẻ bị đau mắt đỏ do virus đều hồi phục hoàn toàn sau vài ngày. Hầu như không cần điều trị, can thiệp y tế. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Dấu hiệu của đau mắt đỏ đã được Phùng Huy Hòa chia sẻ chi tiết trong bài viết trên. Thực tế, dấu hiệu này ở mỗi người có thể khác nhau tùy vào tình trạng, nguyên nhân, cơ địa. Người bệnh không cần lo lắng thái quá nhưng tuyệt đối đừng chủ quan. Bệnh nhân hãy đến bác sĩ nhãn khoa xác định nguyên nhân, tìm cách điều trị an toàn, nhanh chóng.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!