Dấu hiệu của cận thị nhẹ thường bị phớt lờ, bỏ qua. Bởi vì biểu hiện của cận thị nhẹ thường không bộc lộ rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh lại tiến triển nhanh, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đời sống sinh hoạt hằng ngày. Phùng Huy Hòa khuyên bạn nên nắm rõ các dấu hiệu cận thị nhẹ để kịp thời có phương án đeo kính phù hợp.
Bất kỳ bệnh lý nào cũng có một số dấu hiệu nhất định. Riêng dấu hiệu của cận thị nhẹ có 9 dấu hiệu thường gặp sau đây.
Quan sát các vật ở xa khó khăn, nhìn không rõ
Làm sao để biết mình bị cận thị? Đó là nhìn các vật ở xa luôn bị mờ, không rõ nét. Đây là một trong những dấu hiệu của cận thị nhẹ thường gặp nhất. Dựa vào đây, bạn sẽ dễ dàng nhận biết dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em. Trẻ em bị cận thị sẽ có xu hướng cầm mọi vật đưa gần mắt để nhìn rõ hơn. Dễ thấy nhất là khi trẻ xem tivi, đọc sách hay sử dụng điện thoại. Trẻ thường đưa điện thoại, sách sát tầm mắt, tiến gần sát màn hình để xem tivi mới thấy rõ.
Khi độ cận càng ngày càng tăng, trẻ thường đưa vật đến gần mắt hơn mới có thể nhìn thấy rõ. Bản thân người lớn cũng vậy, do đó, nếu gặp phải dấu hiệu trên, bạn nên đến trung tâm mắt kính hoặc bệnh viện mắt để kiểm tra ngay.
Dấu hiệu của cận thị nhẹ là mỏi mắt, chảy nước mắt
Đôi mắt người bị cận thị phải liên tục điều tiết, nỗ lực nhìn những vật ở xa. Điều này dẫn đến tình trạng mỏi mắt, chảy nước mắt. Ngoài ra, tình trạng chảy nước mắt, mỏi mắt còn xảy ra khi đôi mắt thường xuyên làm việc ở cường độ cao. Đôi mắt không được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
Khi thấy dấu hiệu của cận thị nhẹ này, bạn cần đến trung tâm khám mắt hoặc bệnh viện mắt hoặc cửa hàng kính mắt uy tín để kiểm tra thị lực ngay.
Nhức đầu cũng là một trong những dấu hiệu của cận thị nhẹ
Nhức đầu là một trong những dấu hiệu của cận thị nhẹ mà một số người chủ quan. Bạn có thể ngờ vực với biểu hiện này vì có rất nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra nhức đầu. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhức đầu xảy ra khi bạn xem tivi, đọc sách, sử dụng điện thoại, máy vi tính thì chắc chắn nhức đầu là dấu hiệu của cận thị.
Cách nhận biết cận thị tại nhà đó là thường xuyên dụi mắt
Dụi mắt là một trong những biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất khi có các vấn đề về mắt. Dụi mắt có thể là do khó chịu, nhức mắt, mỏi mắt, ngứa mắt… Nếu tình trạng này xảy ra liên tục trong thời gian dài thì bạn nên thăm khám mắt, đo thị lực càng sớm càng tốt.
Làm sao để biết mình bị cận thị? Thường nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn
Thông thường độ cận của mỗi bên mắt không giống nhau nên người bị cận thị phải tập trung nhìn bằng một bên mắt. Họ thường có xu hướng nhắm bên mắt còn lại trong quá trình quan sát. Tương tự, khi nghiêng đầu, họ chủ yếu nghiêng về phía bên mắt nhìn rõ để quan sát thuận tiện hơn.
Tình trạng khô mắt là dấu hiệu của cận thị nhẹ
Khô mắt là một trong những dấu hiệu của cận thị nhẹ. Đây là biểu hiện phổ biến nhất khi bạn đang mắc phải các vấn đề về thị giác. Tình trạng này kéo dài sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sự điều tiết của mắt.
Đó chính là lý do vì sao các bác sĩ nhãn khoa khuyên chúng ta nên kiểm tra thị lực định kỳ 6 tháng/ lần.
Cách nhận biết cận thị tại nhà đó là chớp mắt liên tục, quá mức
Chớp mắt là phản xạ bình thường của mắt, nhằm đảm bảo điều tiết, bảo vệ mắt trước ánh sáng hoặc các vật thể lạ. Chớp mắt giúp ngăn ngừa chứng khô mắt. Tuy nhiên, nếu chớp mắt liên tục, quá mức tố cáo mắt bị mệt mỏi, khó chịu.
Viêm mí mắt, dị ứng mắt, lác mắt, căng thẳng mắt là những nguyên nhân làm mắt chớp quá mức. Rối loạn thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân hiếm gặp của hội chứng này.
Chớp mắt liên tục cũng là dấu hiệu của cận thị nhẹ. Thay vì chủ quan, bạn nên có hành động thăm khám mắt, kiểm tra thị lực kịp thời để có hướng khắc phục sớm.
Khó quan sát khi lái xe, nhất là ban đêm
Vào ban đêm, trong điều kiện thiếu ánh sáng, đôi mắt người bị cận thị rất khó nhìn rõ. Mọi thứ xung quanh dường như mờ, nhòe ngay trước mắt. Nếu bạn đang rơi vào trường hợp này thì hãy nghĩ ngay đến dấu hiệu của cận thị nhẹ.
Khó khăn khi đọc sách, phải dùng ngón tay chỉ dẫn mắt
Bình thường bạn không bao giờ rơi vào tình trạng đọc lạc chỗ. Thế nhưng, một ngày, bạn gặp phải vấn đề này thường xuyên. Đôi mắt liên tiếp đọc lạc chỗ, cần sử dụng ngón tay để trỏ theo từng chữ, từng hàng muốn đọc thì khả năng cao đây là dấu hiệu của cận thị nhẹ.
Đây cũng là một trong những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em thường gặp nhất. Dấu hiệu bị cận nhẹ ở người lớn thường không rõ ràng như thế này.
Dấu hiệu của cận thị nhẹ – Nguyên nhân và cách phòng tránh như thế nào?
Nguyên nhân của cận thị một phần là do di truyền nhưng phần lớn là do thói quen sống.
Bao gồm các thói quen xấu, rất ít người quan tâm, hoặc không biết, hoặc biết nhưng thờ ơ. Đó là:
Tư thế ngồi học, làm việc không đúng tư thế. Cúi đầu quá gần sách vở, đặt màn hình thiết bị điện tử quá gần tầm mắt…
Bản thân bạn không cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn điều độ. Đôi mắt thường xuyên làm việc quá nhiều giờ liên tục. Điều này dẫn đến các dấu hiệu của cận thị nhẹ.
Học tập, làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng. Chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất.
Đôi mắt tiếp xúc quá nhiều với các nguồn sáng nhân tạo. Như: Máy vi tính, điện thoại, iPad…
Bạn cần nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân mình. Nếu nhận thấy những điều trên thường xuyên xuất hiện trong lối sống của mình thì bạn cần điều chỉnh ngay.
Cách ngăn ngừa dấu hiệu của cận thị nhẹ xảy ra
Thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng. Đặc biệt là vitamin A và omega 3 để giúp đôi mắt khỏe mạnh, ngăn ngừa cận thị.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, đặc biệt là rau, củ, quả có màu cam, đỏ, vàng chứa vitamin A. Như: Cam, cà rốt, bưởi, dâu tây, bí đỏ, đu đủ chín, ớt chuông…
Các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá thu cần bổ sung vào cơ thể bạn 2 đến 3 lần/ tuần trong các bữa ăn. Omega 3 trong các loại cá này sẽ giúp đôi mắt sáng khỏe. Omega 3 ngăn ngừa được nguy cơ đục thuỷ tinh thể, đục dịch kính, khô mắt, thoái hóa điểm vàng…
Ngoài ra, bạn cần cố gắng hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính,… Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị này có ảnh hưởng xấu đến mắt. Vì vậy, để bảo vệ mắt của mình, bạn cần kiểm soát thời lượng tiếp xúc với chúng.
Lựa chọn đeo kính bảo vệ mắt phù hợp tính chất công việc. Nếu bạn thường xuyên dùng thiết bị điện tử thì nên đeo kính chống ánh sáng xanh. Nếu bạn thường xuyên di chuyển ngoài trời thì nên đeo kính đổi màu.
ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC NHẬN TRÒNG KÍNH CẬN ĐỔI MÀU MIỄN PHÍ DUY NHẤT NGAY HÔM NAY.
Tùy thuộc vào độ cận, loạn, tròng kính chống ánh sáng xanh, tròng kính đổi màu sẽ có độ cận, loạn tương ứng.
Riêng đối với người đeo kính cận đổi màu, bạn nên chọn gọng kính tròn hoặc gọng kính góc cạnh sẽ giúp vẻ ngoài của bạn trông cá tính, thời trang hơn.
Người bị cận thị nhẹ có nên đeo kính cận không?
Người bị cận thị nhẹ thường xuyên đeo kính cận để bảo vệ mắt. Trong các mức độ cận sau đây, tương ứng với việc có nên hay chưa cần thiết đeo kính cận.
Dấu hiệu của cận thị nhẹ – Độ cận dưới 1 độ
Độ cận dưới 1 độ là dấu hiệu của cận thị nhẹ. Lúc này, thị lực chưa bị tác động nhiều nên bạn chưa nhất thiết phải mang kính thường xuyên. Tuy nhiên để bảo đảm an toàn, bạn cần đeo kính cận khi tham gia giao thông. Để giúp đôi mắt giảm căng thẳng do điều tiết, bạn nên đeo kính khi dùng thiết bị điện tử, khi nhìn xa…
Độ cận từ 1 độ đến 1.75 độ
Đối với độ cận từ 1 độ đến 1.75 độ thì bạn nên đeo kính khi đọc sách, lái xe, nhìn xa… Khi sử dụng các thiết bị điện tử…
Độ cận từ 2 độ đến 3 độ
Đối với độ cận từ 2 độ đến 3 độ thì bạn nên dùng kính thường xuyên trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Điều này giúp đôi mắt không điều tiết quá nhiều, dẫn đến làm việc quá tải.
Dấu hiệu của cận thị nhẹ, nguyên nhân, cách phòng tránh và có nên đeo kính cận không đã được Phùng Huy Hòa chia sẻ chi tiết trong bài viết trên. Dù là trẻ em hay người lớn, khi phát hiện mắt bị cận thị, bạn nên đến trung tâm khám mắt hoặc bệnh viện khám mắt càng sớm càng tốt. Tùy vào độ tuổi, tình trạng thị lực, tính chất công việc, chuyên gia nhãn khoa sẽ tư vấn bạn đeo tròng kính cận phù hợp. Chúc bạn luôn tràn đầy năng lượng và một đời sống sức khỏe tốt!