ChatGPT là gì? Đối với một người dùng bình thường đơn giản là một trang web để chat. ChatGPT dùng để nói chuyện đủ thứ chủ đề với một con bot ảo. Vậy việc áp dụng chatGPT vào kinh doanh mang đến lợi ích gì? Cùng doanh nhân Phùng Huy Hòa khám phá ngay trong bài viết bên dưới.
ChatGPT là gì: Giải thích dễ hiểu cho người không biết công nghệ
ChatGPT là gì đang là một trong những từ khóa hot nhất hiện nay trên mạng xã hội.
ChatGPT đơn giản là một trang web để chat, nói chuyện đủ thứ chủ đề với một con bot ảo. Con bot ảo này do công ty OpenAI, được Elon Musk thành lập vào năm 2015.
ChatGPT có tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer. Đây là chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển. Điểm nhấn của ChatGPT dựa trên kho kiến thức khổng lồ giúp ứng dụng. Chatbot có thể trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi mà người dùng đưa ra, bất kể lĩnh vực gì.
Việc trở nên phổ biến nhanh chóng càng làm tăng thêm sức mạnh cho chatbot này. Chính những tương tác của người dùng sẽ được AI học và ngày càng trở nên thông minh hơn.
Sản phẩm của OpenAI sẽ là đối thủ đáng gờm của Google trong tương lai.
Ai đứng đằng sau ChatGPT?
Chatbot đình đám này chính là sản phẩm của OpenAI. OpenAL là một startup thành lập vào năm 2015 bởi các doanh nhân và nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ.
CEO OpenAI, Sam Altman, từng giữ chức Chủ tịch Y Combinator. Tức quỹ đầu tư đỡ đầu cho các startup như Airbnb và Dropbox.
Rót vốn vào OpenAI còn có nhiều nhân vật nổi tiếng ở thung lũng Silicon. Chẳng hạn như tỷ phú Elon Musk, nhà đồng sáng lập Likedln, Peter Thiel, gã khổng lồ Microsoft.
2016, OpenAI bắt đầu sản xuất những sản phẩm đầu tiên ứng dụng trí tuệ nhân tạo và máy học. Như bộ công cụ phát triển và so sánh thuật toán học tăng cường Reinforcement-learning. Hệ thống đào tạo phần mềm máy tính hoạt động độc lập Universe.
2019, công ty phát triển GPT-2, công cụ AI tạo ra những câu chuyện bịa đặt thuyết phục bằng cách sử dụng các đoạn trích từ kho dữ liệu 40GB văn bản trên Internet.
2021, OpenAI ra mắt Dall-E, công cụ cho phép tạo ra tác phẩm nghệ thuật từ chuỗi văn bản.
Đầu tháng 12/2022, công ty đưa ChatGPT “chào sân”. Ứng dụng này nhanh chóng thu hút 1 triệu người dùng đầu tiên sau chưa đầy 1 tuần.
Vai trò của ChatGPT là gì?
ChatGPT cung cấp một giải pháp tự động hóa cho các hoạt động liên quan đến chăm sóc khách hàng. Điều này giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả của doanh nghiệp. Ở ChatGPT, các doanh nghiệp có thể tạo ra các hệ thống hỗ trợ trực tuyến. Hoặc chatbot để giải đáp các câu hỏi thường gặp của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.
ChatGPT được huấn luyện trên một lượng dữ liệu rộng lớn. Dữ liệu lớn giúp nó có khả năng trả lời các câu hỏi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao gồm cả các câu hỏi về kinh tế, khoa học, văn học…
ChatGPT là gì mà tại sao doanh nghiệp nên sử dụng càng sớm càng tốt?
Các doanh nghiệp có thể sử dụng ChatGPT để tạo ra các hệ thống trả lời tự động. Không chỉ giúp giảm chi phí mà còn tăng hiệu quả của các hoạt động liên quan đến chăm sóc khách hàng.
ChatGPT có thể tự động trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. Điều này chắc chắn giảm thời gian chờ đợi của khách hàng.
ChatGPT được huấn luyện trên một lượng dữ liệu rộng lớn. Do đó, chatbot này có khả năng trả lời các câu hỏi rất chính xác.
ChatGPT có thể giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp. Chính bằng cách tự động hóa nhiều hoạt động liên quan đến chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp có thể chủ động giảm số lượng nhân viên chưa hiệu quả.
ChatGPT cung cấp một giải pháp tự động hóa cho các hoạt động liên quan đến chăm sóc khách hàng. Tự động hóa hoạt động, giảm tải công việc và tăng hiệu quả làm việc của nhân viên.
ChatGPT có thể trả lời các câu hỏi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này chắc chắn giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Vậy chatGPT có những mặt hạn chế nào khi sử dụng?
Bên cạnh những lợi ích rõ rệt, công cụ chatGPT còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Một, chatGPT chưa có khả năng trả lời đầy đủ một số câu hỏi phức tạp hoặc cần phản biện.
Hai, chatbot này không có khả năng xử lý cảm xúc. ChatGPT không có khả năng nhận diện được cảm xúc của người dùng và trả lời một cách tương đối.
ChatGPT cũng không có khả năng xử lý một số yêu cầu đặc biệt. Như các yêu cầu liên quan đến việc thực hiện một hành động cụ thể.
ChatGPT cần được kiểm duyệt và bảo trì thường xuyên để đảm bảo độ chính xác và tính năng tốt nhất.
Chatbot này tùy chỉnh khó, cần một số kiến thức về công nghệ để tùy chỉnh và cấu hình một cách hiệu quả.
Khác biệt giữa ChatGPT là gì và Google Search là gì?
Khác biệt đầu tiên nhất giữa hai công cụ là giao diện và cách đưa ra câu trả lời
Trong khi ChatGPT hiển thị nội dung dưới dạng tin nhắn, tức là chat. Điều này tạo cảm giác tự nhiên như đang trò chuyện với một người khác. Thời gian phản hồi khoảng 2-5 giây, tùy theo độ khó của từng vấn đề. Khi thấy câu trả lời không đầy đủ. Hoặc không đúng hoặc chưa phù hợp, người dùng có thể chat lại. AI sẽ chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải thích dữ liệu, thậm chí xin lỗi nếu nó đưa ra đáp án sai.
Ngược lại, Google là một công cụ tìm kiếm quen thuộc với người dùng Internet. Tốc độ trả kết quả dưới một giây. Kết quả được hiển thị dưới dạng một danh sách các đường link. Người dùng tự quyền chọn đọc, chọn lọc và tổng hợp thông tin.
Khác biệt thứ hai giữa chatGPT và Google Search là nguồn dữ liệu
ChatGPT được huấn luyện dựa trên kho dữ liệu khổng lồ có từ trước năm 2021. Do đó, chatbot này không thể cung cấp thông tin mới nhất. Đây được nhận định là một hạn chế lớn của ChatGPT.
Dữ liệu chatGPT được lấy từ tài liệu mở và trực tuyến trên Internet. Chatbot này được huấn luyện bằng công nghệ máy học sâu deep learning và trí tuệ nhân tạo của OpenAI. Do đó, câu trả lời của chatGPT sẽ không được đa dạng như trên Google Search.
Ở khía cạnh sàng lọc thông tin
Chatbot này và Google Search có cách xử lý khác nhau. Công cụ tìm kiếm của Google cố gắng tránh phần lớn cạm bẫy nội dung. Bằng cách đẩy phần việc này cho người dùng, để họ tự lọc và đưa ra lựa chọn cho riêng mình.
Còn ở ChatGPT, nó tự tổng hợp câu trả lời hoàn chỉnh từ quá trình huấn luyện. Điều giúp người dùng rút ngắn thời gian khi cần ngay thông tin trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên chatbot này vẫn kém Google Search về khả năng cập nhật và kiểm chứng.
Ở một số câu hỏi mẹo
ChatGPT dễ bị “lừa” hoặc chưa hiểu hết ý nghĩa và trả lại đáp án sai. Còn ở Google Search, người dùng có thể tìm kiếm các câu đó, kèm lời giải nhanh chóng ở các đường link được liệt kê.
Cuối cùng, kết quả từ Google vẫn đáng tin cậy nhờ nhiều năm kinh nghiệm trong việc phát triển công cụ tìm kiếm cũng như nguồn tài chính khổng lồ để đầu tư cho công nghệ. Còn ChatGPT đang trong quá trình thử nghiệm và nhiều lần gặp tình trạng dừng hoạt động do quá tải.
ChatGPT là gì mà có thể xóa sổ một số nghề nghiệp không?
Các chuyên gia cho rằng, nhiều ngành nghề sẽ bị ảnh hưởng bởi các chatbot tương tự như ChatGPT. Đặc biệt là với những công việc cơ bản có tính chất lặp đi lặp lại. Như kiểm thử tìm lỗi lập trình, soạn email cơ bản, truyền thông báo chí…
Tuy nhiên, hạn chế rõ nhất của ứng dụng này là khả năng biểu đạt cảm xúc hay suy nghĩ. Do cơ chế hoạt động chỉ dựa vào dữ liệu là thông tin và xác suất thống kê. Thay vì ngữ cảnh cụ thể.
Nhà nghiên cứu Christopher Bartel ở Đại học Appalacian nhận định sau. Dù chatbot này dù đưa ra nhiều thông tin nhưng không thể thay thế hoàn toàn người viết. Vì nó không phản ánh được góc nhìn, trải nghiệm hay nhận thức cá nhân của con người.
Chi phí vận hành cũng là một trong những điểm hạn chế của ChatGPT. Do đòi hỏi sức mạnh điện toán cực lớn, tính riêng chi phí máy chủ dành cho chatbot này đã rơi vào khoảng 100.000 USD/ngày. Tương đương 3 triệu USD/tháng.
ChatGPT là gì? Chatbot này mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp và những thông tin liên quan đã được Phùng Huy Hoà chia sẻ chi tiết trong bài viết trên. Mời bạn cùng đón đọc các bài viết mới hot tiếp theo tại trang phunghuyhoa.com này. Hoặc nhấn Subscribe kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để biết được những thông tin mới nhất. Cảm ơn bạn đọc đã đồng hành và theo dõi trọn vẹn bài viết này!