Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em trong dịp Tết Giáp Thìn 2024 là điều các bậc phụ huynh cần quan tâm. Nhất là đối với những người lần đầu làm cha mẹ. Để giúp trẻ có một cái Tết an bình, khỏe mạnh, cha mẹ yên tâm, hạnh phúc, Phùng Huy Hòa hướng dẫn cách phòng bệnh hiệu quả trong bài viết sau. Hãy đọc chậm, ghi chú nếu cần thiết và áp dụng liên tục đúng, đủ, đều cha mẹ nhé.
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em không phải phụ huynh nào cũng biết
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em không khó nhưng không phải phụ huynh nào cũng quan tâm. Các bậc phụ huynh lần đầu trải nghiệm làm cha mẹ có rất nhiều bỡ ngỡ, hoang mang. Mặt khác, thông tin trên các nền tảng mạng xã hội ngày càng dày đặc. Điều này khiến nhiều phụ huynh bối rối, không biết nên áp dụng thông tin nào chuẩn.
Mỗi lần con có xuất hiện những biểu hiện lạ khác thường là cuống quýt và lo lắng cả lên. Vì thế, chỉ có cách chủ động trang bị kiến thức thì cha mẹ mới yên tâm nuôi con khỏe mạnh.
Đau mắt đỏ là một trong những bệnh lý cấp tính về mắt. Bệnh thường gặp ở tất cả đối tượng, nhưng thường gặp nhất là ở người già và trẻ em. Bởi vì, hệ miễn dịch của trẻ em chưa hoàn thành, còn hệ miễn dịch ở người già thì yếu. Cho nên cha mẹ cần nắm rõ triệu chứng đau mắt đỏ và mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất.
Phụ huynh nên chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em một cách khoa học, phù hợp. Việc lo lắng thái quá hoặc phòng bệnh sai cách cũng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ gọi theo thuật ngữ chuyên môn là bệnh viêm kết mạc. Nguyên nhân đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn hay các loại siêu vi, điển hình như vi rút Adeno.
Bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây lan rất cao và dễ tạo thành dịch trong cộng đồng. Bệnh lây từ người bệnh sang người lành thông qua các chất tiết của đường hô hấp. Chủ yếu là nước bọt và dịch tiết của mắt.
Vậy cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em và người lớn đơn giản nhất là gì? Đó là tuyệt đối không dùng chung khăn mặt, ly nước, thau chậu, hồ bơi… Bao gồm tất cả các vật dụng dính chất tiết của người bệnh.
Dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ
Trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Ngứa, cộm, chói, đau nhức, đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt… Đặc biệt là mắt tiết nhiều ghèn hay còn gọi là rỉ mắt. Đôi khi ngủ dậy, ghèn mắt có thể làm hai mi trẻ dính chặt lại khó mở mắt.
Trong trường hợp nặng, bé có thể bị xuất huyết kết mạc, mờ mắt. Nhất là biểu hiện sợ ánh sáng do tổn thương giác mạc. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ. Trẻ bị sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, sưng amidan…
Sốt nhẹ, chảy nước mắt còn là biểu hiện của nhiễm virus ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bởi vì các bệnh lý ở trẻ sơ sinh thường không có biểu hiện rõ ràng nhưng tốc độ phát triển rất nhanh. Nếu không khống chế kịp thời thì bệnh có thể để lại những di chứng mãi về sau. Chắc chắn điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.
Bệnh đau mắt đỏ có thời gian ủ bệnh khoảng 3 ngày. Trẻ thường bị đau mắt đỏ 1 bên trước sau đó có thể hoặc không lan sang bên mắt còn lại. Nếu không có phương pháp chữa trị kịp thời mắt còn lại thường sẽ bị viêm sau khoảng 3-5 ngày.
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Để phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em, Bộ Y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh nên:
Một, tránh cho bé tiếp xúc với người bị bệnh đau mắt đỏ bởi và đây là điều bắt buộc.
Hai, phụ huynh luôn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của trẻ. Đối với trẻ có thói quen bú tay, chưa cai cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên tay chân trẻ.
Ba, cha mẹ cho trẻ sử dụng vật dụng cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén…
Bốn, tuyệt đối không cho trẻ dùng tay dụi mắt. Đối với trẻ sơ sinh, việc dụi mắt còn là biểu hiện của những cơn buồn ngủ theo chu kỳ ập đến. Phụ huynh nên nhanh chóng hỗ trợ trẻ vào giấc để hạn chế việc dụi mắt.
Năm, phụ huynh đeo kính cho trẻ khi đi đường để tránh bụi bẩn.
Sáu, cha mẹ cho trẻ tập luyện thể thao, ăn đầy đủ vitamin để tăng cường khả năng miễn dịch.
Bảy, bậc làm cha mẹ nên hạn chế cho trẻ đi bơi trong mùa dịch đau mắt đỏ. Tập thói quen dùng kính bơi khi đi bơi.
Tám, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng sát khuẩn.
Trong thời gian trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều người. Tuyệt đối tránh việc ôm hôn, hít hà, phà hơi vào mặt trẻ sơ sinh. Bởi vì trong khoang miệng của người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn. Chúng sẵn sàng tấn công hệ miễn dịch non nớt của bé.
Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất
Khi trẻ bị bệnh đau mắt đỏ, các bậc phụ huynh nên đưa đến khám tại bác sĩ chuyên khoa nhi hay mắt. Không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho trẻ. Một số loại thuốc nhỏ mắt trên thị trường có chứa corticoides. Thành phần này có thể khiến trẻ bị loét giác mạc, tăng nhãn áp gây mù lòa.
Phụ huynh cũng không nên dùng lá trầu xông khi trẻ bị đau mắt. Bởi vì nhiệt độ nóng của nước và lá trầu sẽ làm bỏng mắt. Đây là một trong những thủ phạm làm tổn thương mắt ở trẻ nặng nề hơn.
Khi bị bệnh, trẻ cũng không nên đến những nơi công cộng như bể bơi, trường học. Khi đi ra ngoài, trẻ cần được đeo kính, khẩu trang… để tránh lây lan sang người khác.
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em đã được Phùng Huy Hòa chia sẻ chi tiết ở bên trên. Hy vọng bạn sẽ tin tưởng, áp dụng hiệu quả vì sự an bình và khỏe mạnh của trẻ!
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 6 giờ, 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!