PHÙNG HUY HÒA
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  •  
  • Học cùng chuyên gia
  • Kiến thức mắt kính
  • Kiến thức sức khỏe
  • Kiến thức bóng đá
  • Phát triển bản thân
  • Phát triển kinh doanh
Writy.
  • Học cùng chuyên gia
  • Kiến thức mắt kính
  • Kiến thức sức khỏe
  • Kiến thức bóng đá
  • Phát triển bản thân
  • Phát triển kinh doanh
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
PHÙNG HUY HÒA
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Ngày càng có nhiều người chọn kính đổi màu vì lý do đặc biệt này

16/07/2022
trong Kiến thức mắt kính
A A
0
kinh-doi-mau

Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Nhu cầu bảo vệ, chăm sóc đôi mắt cũng như nhu cầu thời trang, thẩm mỹ của con người liên tục thay đổi và phát triển. Khi đi dưới ánh nắng chói, nhiều người đặt ra câu hỏi, mình cần làm gì để bảo vệ mắt dưới sự xâm hại của tia UV. Kính đổi màu cũng ra đời từ đây nhằm phục vụ nhu cầu này.Vậy kính là gì? Kính có gì đặc biệt mà ngày càng có nhiều người lựa chọn? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau.

Kính đổi màu là gì? Nhờ điều kiện gì mà kính trắng chuyển thành kính màu?

Kính đổi màu hay còn gọi là kính cận đổi màu hay kính đổi màu 0 độ cận. Đây đều là những tên gọi quen thuộc cho thấy sản phẩm này hướng đến mọi đối tượng.

Đặc điểm của dòng sản phẩm này là đổi màu khi đi ra ngoài trời nắng, nơi có nguồn tia UV từ ánh nắng mặt trời. Quá trình đổi màu rất nhanh chỉ khoảng 30 giây. Màu sắc đậm nhạt của tròng kính tuỳ thuộc vào cường độ tia UV và chất lượng, thương hiệu kính. Thời gian nhả màu vào khoảng 1 phút (60 giây), gấp đôi thời gian đổi màu.

Có thể bạn thích?

Bệnh viện Quốc tế Đà Nẵng Vinmec

Bệnh viện Quốc tế Đà Nẵng Vinmec địa chỉ ở đâu, có gì đặc biệt?

12/05/2025
Phòng khám mắt Đà Nẵng

Top 5 phòng khám mắt Đà Nẵng chất lượng, uy tín, chuyên nghiệp, tử tế

12/05/2025

Cơ chế hoạt động của kính cận đổi màu

Trên tròng kính mát sẽ có bộ lọc màu và phân cực giúp ngăn chặn những bước sóng của tia UV. Trong khi đó, tròng kính có cấu tạo từ gốc Carbon kết hợp với vật liệu Sun-Sensor. Thành phần chính của vật liệu này là Silver Halide – Bạc Halogen. 

Ở điều kiện bình thường, các phân tử Bạc Halogen của vật liệu Sun-Sensor sẽ có màu trong suốt. Nhưng khi tiếp xúc với nguồn tia UV thì tròng ksẽ thay đổi màu sắc, tối hơn để hấp thụ ánh sáng.


Kính đổi màu hay còn gọi là kính cận đổi màu hay kính đổi màu 0 độ cận

Vì sao ngày càng có nhiều người lựa chọn kính chống tia UV?

Giải pháp được một số người lựa chọn là sử dụng kính râm có độ cận. Tuy nhiên cũng khá bất tiện khi phải thay đổi 2 dòng kính khi ra ngoài hoặc vào trong nhà. Đó là vấn đề của rất nhiều người bị cận đang vướng phải khi đi ra ngoài trời nắng.

Kính cận đổi màu khi ra nắng chính là lựa chọn hoàn hảo 2 trong 1 tiện lợi. Kính vừa đóng vai là kính cận vừa đóng vai là kính râm, linh hoạt thay đổi tuỳ vào môi trường.

Kính có khả năng làm dịu nhẹ đi những nguồn sáng mạnh, hạn chế phản quang, chói lóa cực kỳ tốt, cho bạn tầm nhìn dịu nhẹ, thoải mái và hình ảnh rõ ràng.

Kính chống tia UV gây hại cho mắt, giảm mỏi mắt, khô mắt và các tổn thương mắt do tia UV gây ra.

Ngoài ra, lớp váng phủ kính cao cấp còn có tính năng chống bám nước và chống bám bụi bẩn.


Kính cận đổi màu khi ra nắng chính là lựa chọn hoàn hảo 2 trong 1 tiện lợi

Vậy nhược điểm nhỏ của kính là gì?

Sở hữu rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên kính cũng tồn tại một số khuyết điểm rất nhỏ. Bạn nên biết để có góc nhìn toàn diện hơn cho những lựa chọn của mình.

Kính sẽ dày hơn kính trắng một ít nếu cùng độ. Đây là điều mà những người cận thị độ cao nên chú ý. Bạn hãy nhờ đến chuyên viên có chuyên môn tại cửa hàng mắt kính uy tín để được tư vấn dòng phù hợp nhất.

Ngoài ra, khả năng chống trầy xước của kính không bằng kính trắng thông thường.

Kính đổi màu đổi thành màu gì?

Khói xám, nâu trà là 2 màu sắc phổ biến nhất của kính. Hiện nay trên thị trường có 90% người tiêu dùng chọn dòng đổi màu khói. So mới màu trà thì màu khói đeo dịu mắt, dễ chịu hơn.

Vậy câu hỏi đặt ra là còn màu sắc nào thời trang hơn dành cho tuýp người dùng sành điệu nữa không? Câu trả lời là CÓ. Dòng kính Essilor Pháp cao cấp có đến 7 màu sắc độc quyền cho bạn thỏa sức lựa chọn. Đó là màu xanh Graphite, màu xanh Sapphire, màu trà, màu khói, màu ngọc lục bảo, màu thạch anh tím và màu hổ phách.

Đây là những gam màu hết sức thời trang, cá tính, tạo nên cho người sử dụng vẻ ngoài năng động, thời thượng. Tuy nhiên, giá kính đổi màu Pháp cao hơn so với kính Thái và kính Nhật. Đó là lý do tại sao kính đổi màu Pháp chưa được thịnh hành và màu khói vẫn là màu được sử dụng nhiều nhất.


Màu khói xám, màu nâu trà là 2 màu sắc phổ biến nhất của kính đổi màu

Người tiêu dùng nên lựa chọn tròng kính đổi màu nào?

Tại Mắt kính Titan, đa số người tiêu dùng lựa chọn tròng kính Nhật nhiều nhất. So với tròng kính Thái, thì tròng kính Nhật có chi phí cao hơn một ít nhưng tốc độ đổi màu nhanh hơn, màu sắc đậm hơn so với dòng Thái.

Hiện nay, dần dà người tiêu dùng tại đây có xu hướng chuyển sang đầu tư dùng tròng kính đổi màu Essilor Gen 8. Đây là dòng kính có giá thành cao nhưng cực kỳ nhạy với tia UV, đổi màu, nhả màu cực nhanh. Đặc biệt có đa dạng màu sắc cá tính, thời trang cho người tiêu dùng lựa chọn.

Bên cạnh đó, đối tượng dân văn phòng chọn kính Element của Singapore. Dòng sản phẩm này vừa có khả năng chống tia UV, vừa chống ánh sáng xanh của màn hình thiết bị điện tử.

Sau đây là một số thương hiệu tròng kính đổi màu mà đa số người tiêu dùng lựa chọn, bạn có thể tham khảo: 

Giá tròng kính Bevis Hàn Quốc 450.000 nghìn đồng/ cặp.

Giá tròng kính Jazz của Hàn Quốc 490.000 nghìn đồng/ cặp.

Giá tròng kính Dura Lens của Thái Lan 550.000 nghìn đồng/ cặp.

Giá tròng kính Chemi của Hàn Quốc 662.000 nghìn đồng/ cặp.

Giá tròng kính Hoya của Nhật 900.000 nghìn đồng/ cặp.

Giá tròng kính Elements của Singapore 1.200.000 nghìn đồng/ cặp.

Giá tròng kính Masumoto của Nhật 1.260.000 nghìn đồng/ cặp.

Giá tròng kính Essilor của Pháp 1.880.000 nghìn đồng/ cặp.

Bất kỳ người tiêu dùng nào cũng nên trang bị cho riêng mình một chiếc kính đổi màu. Nếu mắc tật khúc xạ mắt thì kính bạn đeo sẽ là kính chuyển màu có độ. Ngược lại, nếu bạn may mắn có một đôi mắt sáng rõ, khỏe mạnh thì kính bạn cần là kính 0 độ cận chuyển màu. Có thể một số người sẽ nghĩ rằng không thật sự cần thiết. Tuy nhiên bạn hãy nhìn vào những tác hại nguy hiểm của tia UV đến mắt để có động lực bảo vệ đôi ngọc quý. Liên hệ đến Hotline 0902815245 hoặc Fanpage Mắt kính Titan Hồ Chí Minh để được hỗ trợ chi tiết.

Trà My

Thẻ: Kính cận đổi màuKính đổi màukính đổi màu cao cấpKính đổi màu EssilorKính đổi màu NhậtKính đổi màu PhápKính đổi màu TháiKính đổi màu Transitions Gen 8Transitions Gen8
Bài viết trước

Nên đeo mắt kính chống tia UV hay cắt kính cận đổi màu đeo sẽ tốt hơn?

Bài viết sau

Kính lão – Nhiều người cười tôi 40 tuổi phải dùng nhưng trớ trêu 39 tuổi họ đã đeo

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh viện Quốc tế Đà Nẵng Vinmec

Bệnh viện Quốc tế Đà Nẵng Vinmec địa chỉ ở đâu, có gì đặc biệt?

12/05/2025
Phòng khám mắt Đà Nẵng

Top 5 phòng khám mắt Đà Nẵng chất lượng, uy tín, chuyên nghiệp, tử tế

12/05/2025
Người cận nặng nhất Việt Nam

Người cận nặng nhất Việt Nam là ai? Cận nặng quá có mổ mắt được không?

08/05/2025
Mắt kính cận giá bao nhiêu

Mắt kính cận giá bao nhiêu? 3 yếu tố quyết định đến giá tròng kính cận

06/05/2025
Bài viết sau
kinh-lao

Kính lão - Nhiều người cười tôi 40 tuổi phải dùng nhưng trớ trêu 39 tuổi họ đã đeo

can-bao-nhieu-do-thi-nen-deo-kinh-1707

Dừng thờ ơ với mắt bằng tìm hiểu cận bao nhiêu độ thì nên đeo kính?

kinh-boi-co-do-can-2007

Kính bơi có độ cận - Phụ kiện làm rạn san hô lung linh trong mắt bạn

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PHÙNG HUY HÒA

Blog cá nhân của Phùng Huy Hòa - một chuyên gia về kính mắt, hoạt động trong lĩnh vực 10 năm, yêu thích trải nghiệm và muốn chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng tới nhiều người!

Giới thiệu – Liên hệ
  • Develop by KDN Solution

© 2022 - PHÙNG HUY HÒA

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Học cùng chuyên gia
  • Kiến thức mắt kính
  • Kiến thức sức khỏe
  • Kiến thức bóng đá
  • Phát triển bản thân
  • Phát triển kinh doanh

© 2022 - PHÙNG HUY HÒA