Thuốc nhỏ đau mắt đỏ cho trẻ em dùng thế nào an toàn không phải điều phụ huynh nào cũng nắm. Một số trường hợp vì nôn nóng trẻ mau hết bệnh, phụ huynh đã lạm dụng thuốc nhỏ mắt đỏ. Điều này rất gây hại đến đôi mắt non nớt của trẻ. Trong bài viết lần này, Phùng Huy Hòa sẽ hướng dẫn phụ huynh cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả tại nhà.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ cho trẻ sử dụng sao cho an toàn?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt. Như nước muối sinh lý NaCl (0,9%) có công dụng rửa mắt, vệ sinh mắt. Nước mắt nhân tạo có công dụng chống khô mắt, làm sạch mắt. Những loại thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh có công dụng diệt khuẩn. Những loại thuốc nhỏ mắt chứa kháng viêm có công dụng chống viêm, chống phù nề…
Từng loại thuốc sẽ phù hợp với từng trường hợp đau mắt đỏ khác nhau. Người bệnh không nên lạm dụng thuốc nhỏ mắt quá nhiều khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là các loại có chứa kháng sinh vì có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng. Như dị ứng gây đỏ mắt, nóng rát, xốn mắt, xung huyết kết mạc, viêm bờ mi, kháng thuốc… Thậm chí thủng giác mạc, làm nặng thêm tình trạng bệnh hiện tại.
Khi gặp một trong những triệu chứng bất thường thì người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời người bệnh cần được đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để thăm khám kịp thời.
Hướng dẫn vệ sinh mắt cho trẻ đúng cách
Các bậc phụ huynh có thể vệ sinh mắt cho trẻ từ 2-3 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý NaCl (0,9%). Phụ huynh nên vệ sinh mắt cho trẻ vào các thời điểm: Khi thức dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đối với trẻ em có nhiều ghèn mắt thì có thể vệ sinh mắt bất cứ lúc nào.
Đối với trẻ bị đau mắt đỏ, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám sớm. Các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng. Tránh tình trạng lạm dụng sai thuốc gây biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý gì khi dùng thuốc nhỏ đau mắt đỏ cho trẻ
Khi vệ sinh mắt cho trẻ nhỏ, phụ huynh cần chú ý rửa tay sạch trước và sau khi nhỏ. Không dùng một gạc vô khuẩn để vệ sinh 2 mắt cho trẻ vì có thể lây bệnh từ mắt này sang mắt kia. Đặc biệt đối với trẻ bị đau mắt đỏ 1 bên.
Sau khi vệ sinh mắt, phụ huynh nên rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Khăn sau khi dùng phải giặt sạch và phơi nắng để tránh vi khuẩn lây bệnh phát triển.
Ngoài ra, để bảo vệ đôi mắt cho trẻ, phụ huynh cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng mặt trời. Phụ huynh tránh để trẻ tiếp xúc gần với những người bị bệnh về mắt vì có nguy cơ lây nhiễm, nhất là trong đợt dịch đau mắt đỏ 2023.
Các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa đau mắt đỏ:
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch.
+ Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng.
+ Không dùng chung vật dụng cá nhân như: Chai thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
+ Vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
+ Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
+ Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.
+ Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác.
+ Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
Đau mắt đỏ ở trẻ em: Trường hợp nào ở nhà? Trường hợp nào đến viện?
Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính. Bệnh thường ít để lại di chứng. Tuy nhiên đau mắt đỏ gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng, ảnh hưởng đến thị lực sau này.
Thực tế là không phải trẻ em nào cũng bị bệnh đau mắt đỏ. Và khi bị bệnh thì không phải trẻ em cũng cần đi bệnh viện. Rất nhiều trẻ bệnh chỉ thoáng qua, chưa kịp dùng thuốc đã khỏi. Đặc biệt là những trẻ lây nhiễm sau cùng trong chuỗi lây nhiễm.
Phòng bệnh đau mắt đỏ
Phòng bệnh đau mắt đỏ cho trẻ bằng vệ sinh, nhỏ nước muối được coi là điều trị bước đầu. Có trường hợp mua kháng sinh tra nhỏ kèm nước muối cũng sớm hết nếu ở thể bệnh thông thường.
Những trường hợp sau 7 ngày vẫn còn bệnh, có chói mắt – nhìn mờ – chảy nước mắt nhiều đều bị coi là bất thường. Trẻ bị đau mắt đỏ cần được đi khám mắt để lấy thuốc phù hợp.
Trẻ em bị đau mắt đỏ có kèm ho sốt, quấy khóc, khó mở mắt, viêm hô hấp, chảy máu mắt, có giả mạc… cần được chăm sóc chuyên khoa sâu. Bằng cách bóc giả mạc, dùng thuốc mỡ tra mắt, điều trị toàn thân cùng bác sĩ nhi khoa.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ như một con dao hai lưỡi đối với tất cả bệnh nhân đau mắt đỏ. Hoàn toàn không riêng gì trẻ em. Nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thì bệnh sẽ thuyên giảm và ngược lại. Bệnh đau mắt đỏ cũng cần thời gian hồi phục, bậc phụ huynh không nên nóng lòng lạm dụng thuốc. Điều này có thể gây ra những hậu quả khôn lường, đáng tiếc lên đôi mắt trẻ.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!