PHÙNG HUY HÒA
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  •  
  • Học cùng chuyên gia
  • Kiến thức mắt kính
  • Kiến thức sức khỏe
  • Kiến thức bóng đá
  • Phát triển bản thân
  • Phát triển kinh doanh
Writy.
  • Học cùng chuyên gia
  • Kiến thức mắt kính
  • Kiến thức sức khỏe
  • Kiến thức bóng đá
  • Phát triển bản thân
  • Phát triển kinh doanh
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
PHÙNG HUY HÒA
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Rửa mũi cho trẻ như thế nào cho đúng cha mẹ phải biết

09/12/2023
trong Kiến thức sức khỏe
A A
0
ve-sinh-mui-cho-be-0812

Theo khuyến cáo, các bậc phụ huynh không nên quá lạm dụng vệ sinh mũi cho trẻ

Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Rửa mũi cho trẻ là điều cha mẹ nào cũng cần làm cho con mình mỗi ngày. Nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Bởi vì đây là lúc trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị sổ mũi, viêm mũi, viêm tai giữa… Vệ sinh mũi là cách tránh dịch nhầy, rỉ mũi bít tắc đường thở trẻ. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết vệ sinh đúng cách. 

Rửa mũi cho trẻ – Các bậc phụ huynh không nên lạm dụng 

Việc rửa mũi cho trẻ đúng cách ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập xuống họng, vào tai. Không chỉ ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp trẻ mà còn giúp trẻ thoải mái, dễ chịu hơn.

Theo khuyến cáo, các bậc phụ huynh không nên quá lạm dụng vệ sinh mũi cho trẻ. Chỉ nên áp dụng cho những trường hợp trẻ bị sụt sịt hoặc bị nghẹt mũi.

Có thể bạn thích?

Bác sĩ khám mắt giỏi ở Đà Nẵng

Top 10 bác sĩ khám mắt giỏi ở Đà Nẵng chuyên nghiệp và uy tín

13/05/2025
Mắt mờ nhòe

Mắt mờ nhòe khi nhìn chữ là bệnh gì? Mắt lúc mờ lúc rõ có sao không?

28/03/2025

Những trường hợp thông thường, mũi của trẻ sẽ có cơ chế tự làm sạch riêng. Vệ sinh mũi thường xuyên sẽ làm mất đi lớp nhầy tự nhiên tạo độ ẩm và ngăn ngừa bụi bẩn trong khoang mũi. Càng làm tăng nguy cơ gây khô mũi, viêm mũi. Thậm chí, nhiều trường hợp vệ sinh mũi cho trẻ quá thường xuyên có thể gây teo niêm mạc mũi. Điều này ảnh hưởng chức năng khứu giác của trẻ. 

Khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi… chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi. Khi nhỏ thuốc, cần theo đúng liều lượng, hướng dẫn ghi trên chai.

ve-sinh-mui-cho-be-0812
Theo khuyến cáo, các bậc phụ huynh không nên quá lạm dụng vệ sinh mũi cho trẻ

Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ

Bước 1: 

Trải miếng lót chống thấm lên giường/ bàn và đặt trẻ nằm nghiêng trên đó. Đặt 1 tay lên đầu trẻ và giữ nhẹ để tránh việc trẻ giãy giụa có thể gây tổn thương trong quá trình rửa mũi cho bé.

Bước 2: 

Lót khăn xô dày dưới cổ và đầu trẻ để nước rửa chảy ra thấm vào đó.

Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể tiến hành rửa luôn. Trường hợp dịch mũi đặc lại, có rỉ mũi thì nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào mỗi bên. Đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi thì nhẹ nhàng dùng tay day day mũi để rỉ mềm và bong ra.

Bước 3: 

Đặt miệng chai nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên của trẻ. Bóp nhanh nhưng không quá mạnh để nước muối đi vào trong. Và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi, rỉ mũi cuốn theo nước muối chảy ra lỗ mũi phía bên kia hoặc qua miệng trẻ.

Bước 4: 

Sau khi nhỏ thuốc xong, các bậc phụ huynh có thể dùng đèn pin kiểm tra xem còn nhiều dịch/rỉ trong mũi trẻ không. Có thể tiếp tục xịt thêm nước muối nếu dịch/rỉ mũi chưa ra hết.

Bước 5: 

Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi, miệng. Trấn an trẻ vài phút trước khi quay trẻ nằm nghiêng sang phía ngược lại để rửa tiếp lỗ mũi bên kia.

Bước 6: 

Nếu dịch mũi quá đặc và không trôi ra theo nước, phụ huynh có thể dùng dụng cụ rửa mũi. Tuy nhiên cha mẹ không nên lạm dụng hút mũi. Vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. 

rua-mui-0812
Sau khi nhỏ thuốc xong, các bậc phụ huynh có thể dùng đèn pin kiểm tra xem còn nhiều dịch/rỉ trong mũi trẻ không

6 lưu ý về cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ

Một, cần rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi tiến hành rửa mũi cho trẻ.

Hai, kiểm tra đầu chai nước muối sinh lý. Đảm bảo không có bất cứ gờ, cạnh sắc nào gây tổn thương mũi bé.

Ba, không xịt nước muối quá mạnh tay, không nên sử dụng xi lanh để rửa mũi. Vì có thể gây áp lực lớn lên niêm mạc mũi. Hiện nay trên thị trường có bán sẵn dụng cụ rửa mũi với đầu ống được thiết kế tròn, mềm an toàn cho trẻ.

Bình tĩnh là điều phụ huynh cần làm vì trẻ có thể sẽ phản ứng mạnh

Bốn, với những lần rửa mũi đầu, trẻ có thể không hợp tác nên giãy giụa rất nhiều. Phụ huynh không nên mất  bình tĩnh, cố gắng làm đúng hướng dẫn,  tránh trẻ bị sặc hay xước mũi.

Năm, nên rửa mũi cho trẻ trước khi ăn và lúc trẻ còn đang thức.

Sáu, không lạm dụng xịt quá nhiều lần, chỉ nên rửa 2 – 5 lần/ ngày. Nhất là khi trẻ có dấu hiệu viêm mũi. Việc lạm dụng sẽ khiến mũi trẻ khô, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.

ve-sinh-mui-0812
Với những lần rửa mũi đầu, trẻ có thể không hợp tác nên giãy giụa rất nhiều

Với cách rửa mũi trên, trẻ sẽ dễ chịu ngay sau đó và hiệu quả khỏi bệnh cũng rất cao. Những lần sau, trẻ quen dần và có khi còn tỏ ra thích thú thay vì quấy khóc như lúc đầu. Tuy nhiên, nếu rửa mũi cho trẻ trong vòng 3 ngày không thấy đỡ. Trẻ bị ho, ho có đờm thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!

Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!

Thẻ: Bình rửa mũiBình rửa mũi người lớnCách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho người lớnCách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻDụng cụ rửa mũiNước rửa mũi xoangRửa mũi cho béTác hại của việc rửa mũi bằng nước muối
Bài viết trước

Cách ghi chép bài giảng hiệu quả cho sinh viên chuyên gia chia sẻ

Bài viết sau

Nước muối sinh lý điều trị nghẹt mũi dùng sai cách sẽ gây hại

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bác sĩ khám mắt giỏi ở Đà Nẵng

Top 10 bác sĩ khám mắt giỏi ở Đà Nẵng chuyên nghiệp và uy tín

13/05/2025
Mắt mờ nhòe

Mắt mờ nhòe khi nhìn chữ là bệnh gì? Mắt lúc mờ lúc rõ có sao không?

28/03/2025
Mắt bị nhòe khi nhìn xa

Mắt bị nhòe khi nhìn xa là bị gì? Mắt nhìn xa bị nhòe phải làm sao?

27/03/2025
Mắt bị mờ nhòe nguyên nhân tại sao, làm sao cho hết?

Mắt bị mờ nhòe nguyên nhân tại sao, làm sao cho hết?

27/03/2025
Bài viết sau
nuoc-muoi-sinh-ly-0812

Nước muối sinh lý điều trị nghẹt mũi dùng sai cách sẽ gây hại

cham-soc-da-mat-1012

Chăm sóc da mặt - 5 sai lầm khiến bạn nhanh già hơn bạn tưởng

cham-soc-da-1012

Chăm sóc da ở độ tuổi 40 cần lưu ý gì?

PHÙNG HUY HÒA

Blog cá nhân của Phùng Huy Hòa - một chuyên gia về kính mắt, hoạt động trong lĩnh vực 10 năm, yêu thích trải nghiệm và muốn chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng tới nhiều người!

Giới thiệu – Liên hệ
  • Develop by KDN Solution

© 2022 - PHÙNG HUY HÒA

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Học cùng chuyên gia
  • Kiến thức mắt kính
  • Kiến thức sức khỏe
  • Kiến thức bóng đá
  • Phát triển bản thân
  • Phát triển kinh doanh

© 2022 - PHÙNG HUY HÒA