Nguyễn Thúc Thùy Tiên là một cái tên từng gắn liền với vương miện, sắc đẹp và những hành trình truyền cảm hứng, nhưng nay lại xuất hiện tràn ngập các mặt báo, mà không phải trong hào quang rực rỡ mà là giữa tâm bão truyền thông về một sản phẩm bị cho là quảng bá sai sự thật.
Kẹo rau củ Kera “đứa con tinh thần” mà cô từng giới thiệu với niềm tự hào, giờ trở thành tâm điểm của những tranh cãi, những cái lắc đầu từ người tiêu dùng và cả sự vào cuộc của cơ quan chức năng. Vấn đề không chỉ nằm ở viên kẹo nhỏ, mà còn ở niềm tin lớn lao mà hàng triệu người đã đặt vào cô. Khi người nổi tiếng chọn làm gương mặt thương hiệu, thì cái giá của niềm tin, nếu bị đánh mất sẽ đắt hơn rất nhiều so với bất kỳ hợp đồng quảng cáo nào.
Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị hoãn xuất cảnh vì lý do này
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 15/3/2025 đến ngày 15/5/2025 theo quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk. Lý do của quyết định này là để phục vụ công tác xác minh, điều tra liên quan đến vụ việc quảng cáo sản phẩm kẹo rau củ Kera.
Trước đó, Thùy Tiên đã bị xử phạt hành chính 25 triệu đồng do không thông báo rõ ràng về việc mình được tài trợ khi cung cấp thông tin về sản phẩm này.
Việc tạm hoãn xuất cảnh nhằm đảm bảo Thùy Tiên có mặt để phối hợp với cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, làm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động quảng cáo sản phẩm kẹo rau củ Kera.

Nguyễn Thúc Thùy Tiên quảng bá sản phẩm nào gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng?
Nguyễn Thúc Thùy Tiên đã tham gia các buổi livestream cùng Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục với vai trò là người nổi tiếng (KOL) nhằm quảng bá sản phẩm kẹo rau củ Kera.
Trong các buổi phát sóng trực tiếp này, cô đã đưa ra những phát ngôn gây chú ý, chẳng hạn như việc tiêu thụ 2-3 viên kẹo rau có thể đủ để bổ sung chất xơ cho một người bình thường.
Ngoài ra, Thùy Tiên còn giới thiệu sản phẩm này là “đứa con tinh thần” của mình, thể hiện sự gắn kết và tâm huyết đối với sản phẩm.
Tuy nhiên, sau khi sản phẩm kẹo rau củ Kera bị phát hiện có chất lượng không như quảng cáo, Thùy Tiên đã bị xử phạt 25 triệu đồng do không thông báo rõ ràng về việc mình được tài trợ khi cung cấp thông tin về sản phẩm.
Hiện tại Cô cũng đã công khai xin lỗi và cam kết sẽ cẩn trọng hơn trong các hoạt động quảng bá sản phẩm trong tương lai.

Nguyên nhân sâu xa hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị phạt 25 triệu đồng và bài học rút ra là gì?
Nguyên nhân sâu xa Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị phạt 25 triệu đồng không chỉ nằm ở một video hình ảnh quảng cáo sản phẩm thông thường.
Đây là một minh chứng điển hình cho việc người nổi tiếng khi bước vào thế giới kinh doanh hoặc quảng bá sản phẩm, dù vô tình hay cố ý, cũng không thể đứng ngoài những chuẩn mực pháp lý và đạo đức kinh doanh.
Không công khai rõ ràng việc quảng cáo của mình được tài trợ
Nguyễn Thúc Thùy Tiên đã đăng video giới thiệu kẹo rau củ Kera nhưng không thông báo rõ ràng rằng đây là nội dung quảng cáo, chính là một vi phạm theo quy định của Luật quảng cáo. Điều này khiến người xem hiểu nhầm rằng đó là chia sẻ thật, mang tính cá nhân và trải nghiệm tự nhiên.
Niềm tin từ người nổi tiếng bị khai thác quá đà
Việc sử dụng hình ảnh hoa hậu – Người được xem là biểu tượng của sự uy tín, sức khỏe và trí tuệ, khiến công chúng dễ tin tưởng sản phẩm mà không cần kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng.
Khi sản phẩm gặp vấn đề, người đại diện cũng phải chịu trách nhiệm vì đã vô tình “bảo chứng” cho nó.
Thiếu hiểu biết hoặc xem nhẹ về trách nhiệm truyền thông
Nhiều người nổi tiếng nghĩ rằng chỉ cần đọc nội dung quảng cáo là xong việc. Nhưng hiện nay, pháp luật và xã hội đều yêu cầu KOLs, influencers phải chịu trách nhiệm cho lời nói và tác động của mình đến công chúng.
Người nổi tiếng không thể vô can, một khi bạn dùng uy tín của mình để quảng bá sản phẩm thì bạn đã trở thành một phần trong hệ sinh thái kinh doanh.
Không thể chỉ quảng cáo cho vui rồi phủi tay khi có rủi ro.
Trước khi ký hợp đồng quảng cáo, đáng lý ra Nguyễn Thúc Thùy Tiên cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm, pháp lý và nội dung truyền thông. Thương hiệu uy tín đến đâu cũng có thể có lỗi và hậu quả luôn đổ lên đầu người đưa tin.
Mặt khác, người tiêu dùng cần tỉnh táo, không nên mua hàng chỉ vì một hoa hậu, một KOL nổi tiếng khuyên dùng. Uy tín cá nhân luôn luôn không thể thay thế cho tiêu chuẩn chất lượng hay kiểm định khoa học.
Tuy hình phạt 25 triệu đồng là con số nhỏ, nhưng bài học để lại cho cả người làm truyền thông, người nổi tiếng và người tiêu dùng lại rất lớn. Đó là một lời nói ra, một hành động chia sẻ… có thể ảnh hưởng đến hàng ngàn người và đôi khi, chính bản thân bạn phải trả giá.

Sự thật về chất lượng của sản phẩm kẹo rau củ Kera
Sản phẩm kẹo rau củ Kera đã thu hút sự chú ý đáng kể từ dư luận và các cơ quan chức năng về chất lượng thực tế của nó.
Hàm lượng chất xơ thực tế
Theo thông tin từ nhà sản xuất, mỗi viên kẹo rau củ Kera chứa hơn 200mg chất xơ, bao gồm 186mg chất xơ Inulin và phần còn lại từ bột rau củ.
Tuy nhiên, một người tiêu dùng đã gửi mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm tại Viện Đo lường Chất lượng Quốc gia. Kết quả cho thấy, một hộp 30 viên kẹo chỉ chứa tổng cộng 0,51g chất xơ, tương đương khoảng 17mg chất xơ mỗi viên, thấp hơn nhiều so với thông tin công bố.
Phát hiện chất phụ gia không công bố
Kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia phát hiện kẹo rau củ Kera chứa Sorbitol, một chất tạo ngọt có tác dụng nhuận tràng, với hàm lượng 33,4g/100g tương đương 33%.
Đáng chú ý, thành phần này không được ghi trên nhãn sản phẩm như quy định.
Vi phạm về ghi nhãn và chất lượng sản phẩm
Sở An toàn thực phẩm TP.HCM kết luận rằng kẹo rau củ Kera có chứa phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến không phù hợp với thông tin đã công bố.
Công ty sản xuất kẹo rau củ Kera đã bị xử phạt 125 triệu đồng và buộc thu hồi sản phẩm do buôn bán hàng hóa có nhãn không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc.
Những phát hiện trên cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa thông tin công bố và chất lượng thực tế của kẹo rau củ Kera. Người tiêu dùng nên cẩn trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng sản phẩm này, đồng thời theo dõi các thông báo chính thức từ cơ quan chức năng để có thông tin chính xác và cập nhật nhất.

Sự việc này ảnh hưởng đến người tiêu dùng như thế nào?
Sự việc liên quan đến Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và Nguyễn Thúc Thùy Tiên quảng bá kẹo rau củ Kera đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến người tiêu dùng, cả về niềm tin lẫn sức khỏe.
Mất niềm tin vào người nổi tiếng quảng cáo online
Người tiêu dùng vốn xem các KOLs, người có sức ảnh hưởng, như là những người đã thử rồi, thấy tốt rồi mới giới thiệu. Nhưng khi phát hiện sản phẩm được quảng bá sai sự thật, ví dụ như “1 viên kẹo = 1 đĩa rau”, mà không có chứng cứ khoa học thì họ bắt đầu nghi ngờ mọi hình thức quảng cáo, thậm chí tẩy chay cả những người nổi tiếng từng tin tưởng.
Điều này khiến niềm tin vào quảng cáo, vào thương hiệu và vào cả những người truyền cảm hứng thực thụ bị ‘sứt mẻ’ niềm tin nghiêm trọng.
Gây hiểu lầm, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng
Nhiều người, nhất là phụ huynh và trẻ nhỏ đã mua kẹo rau củ Kera với hy vọng thay thế rau thật, nghĩ rằng dùng kẹo là đủ chất, không cần ép trẻ ăn rau nữa.
Vô hình chung điều này có thể ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng, dẫn đến thiếu chất xơ, vitamin, gây táo bón, rối loạn tiêu hóa…
Người tiêu dùng bị đánh tráo khái niệm giữa kẹo và rau thật, khiến chế độ ăn mất cân bằng mà không hay biết.
Mất tiền nhưng mất niềm tin còn nhiều hơn
Nhiều người chi hàng trăm ngàn đồng, thậm chí cả triệu đồng để mua sản phẩm, chỉ vì họ tin vào người nổi tiếng. Khi phát hiện mình bị dắt mũi thì cảm giác bị chính thần tượng của mình phản bội thậm chí còn nặng nề hơn chuyện mất tiền.
Bỏ tiền vì tin người, rồi nhận lại sự thất vọng, đó là tâm lý chung của rất nhiều người tiêu dùng sau sự việc này.
3 Bài học cực kỳ thiết thực dành cho người tiêu dùng
Người tiêu dùng nhất định phải tỉnh táo với mọi lời quảng cáo, đặc biệt là từ người nổi tiếng. Họ có thể chỉ đọc kịch bản mà chẳng kiểm chứng sản phẩm.
Chúng ta cần đọc kỹ thành phần, kiểm tra giấy tờ pháp lý, không mua theo phong trào hay cảm xúc.
Và đặc biệt là đừng để sự ngọt ngào của câu chữ trên livestream lấn át sự tỉnh táo của bạn.
Sự việc lần này không chỉ là một cú tát vào giới KOL mà còn là một lời cảnh tỉnh nghiêm túc với người tiêu dùng. Thị trường online đầy cám dỗ, nhưng không có gì thay thế được sự hiểu biết và lựa chọn thông minh của chính người tiêu dùng.

Công chúng từng yêu mến Nguyễn Thúc Thùy Tiên không chỉ bởi danh hiệu hoa hậu, mà bởi sự gần gũi, chân thành và tinh thần dấn thân của cô trong nhiều hoạt động cộng đồng. Nhưng chỉ một lần chọn sai sản phẩm, nói sai lời, mọi giá trị tốt đẹp ấy có nguy cơ bị che mờ.
Sự việc lần này là một hồi chuông cảnh tỉnh không chỉ cho Thùy Tiên mà cho tất cả những ai đang làm nội dung, quảng bá sản phẩm: Đừng vì một hợp đồng vài chục triệu, vài trăm triệu mà đánh đổi uy tín, thứ mất rồi rất khó lấy lại. Và với người tiêu dùng, bài học đắt giá vẫn là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi, kể cả khi người trả lời là thần tượng của mình.