Loạn thị có phải đeo kính không là vấn đề bất kỳ người bị loạn thị nào cũng cần nắm rõ. Bởi vì đây là tật khúc xạ ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn thị lực. Hơn nữa, loạn thị còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người gặp phải. Nhiều người thắc mắc không biết tại sao mình lại bị loạn thị? Nguyên nhân loạn thị là gì? Biểu hiện loạn thị ra sao? Cách phòng ngừa loạn thị như thế nào? Phùng Huy Hòa BUTITAN sẽ lần lượt trả lời từng câu hỏi ngay bên dưới.
Loạn thị có phải đeo kính không?
Loạn thị là tật khúc xạ không thể nhìn rõ ở vật khoảng cách gần và xa. Loạn thị có thể đòi hỏi đeo kính để khắc phục. Tuy nhiên, việc đeo kính hay không đeo phụ thuộc vào mức độ và dạng loạn thị.
Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bác sĩ nhãn khoa sẽ đưa ra đề xuất cho việc điều trị. Bao gồm việc đeo kính hoặc phẫu thuật LASIK. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn cụ thể và định hình phương pháp điều trị phù hợp.
Hầu hết mọi trường hợp bị loạn thị nhẹ, không bị mỏi mắt hay khô mắt thì việc đeo kính điều trị loạn thị là không thực sự cần thiết. Trừ khi bạn bị loạn thị ở mức độ trung bình trở lên. Còn nếu cảm thấy mỏi mắt, khô mắt hoặc nhìn mờ thì dù loạn thị nhẹ hay nặng vẫn nên đeo kính.
Nguyên nhân loạn thị
Theo bác sĩ nhãn khoa, hai nguyên nhân loạn thị thường gặp nhất là: Độ cong của giác mạc bất thường và độ cong của thủy tinh thể bất thường.
Giác mạc hay còn gọi là tròng đen. Đây là phần phủ phía trước của mắt. Tròng đen có tác dụng bảo vệ mắt và giúp cho các tia sáng đi vào mắt hội tụ trên võng mạc. Vai trò của tròng đen để đảm bảo việc nhìn rõ của đôi mắt. Muốn vậy, giác mạc phải có 1 độ cong hoàn hảo.
Nếu độ cong giác mạc thay đổi, có vùng cong nhiều hơn vùng khác hay có vùng cong ít hơn vùng khác thì khi tia sáng đi vào mắt sẽ không được hội tụ trên võng mạc. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhìn mờ nhòe, biến dạng. Đây là tình trạng loạn thị do giác mạc.
Bị loạn thị có nhiều loại khác nhau. Tùy thuộc vào sự phối hợp của loạn thị với cận thị hoặc viễn thị. Loạn cận đơn thuần, loạn viễn đơn thuần, loạn cận kép, loạn viễn kép, loạn thị hỗn hợp…
Thể thủy tinh là thành phần nằm bên trong mắt. Thể thủy tinh cũng tham gia vào việc giúp cho tia sáng hội tụ trên võng mạc. Tương tự như giác mạc, nếu độ cong thể thủy tinh bất thường cũng sẽ dẫn đến việc nhìn mờ. Đó là loạn thị do thay đổi độ cong của thủy tinh thể.
Điểm danh những dạng loạn thị
Dạng loạn thị đều
Trong loạn thị đều, các kinh tuyến của mắt thay đổi dần từ kinh tuyến có chiết quang cao nhất đến kinh tuyến có chiết quang thấp nhất. Những triệu chứng thường gặp là:
Song thị
Thường hay gặp trong loạn thị nghịch. Loạn thị là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra song thị một mắt. Chúng ta cần phải khám kỹ khi có triệu chứng trên.
Quáng mắt
Ánh sáng mặt trời làm mắt đau nhức, khó chịu là triệu chứng khá điển hình. Và cần phải khám xem người bệnh có bị loạn thị không.
Loạn thị cận
Loạn thị cận là tật khúc xạ vừa cận thị vừa loạn thị. Loạn thị cận gồm có những dạng sau:
Loạn thị cận đơn thuận
Loạn thị cận đơn nghịch
Loạn thị cận đơn chéo, dạng này làm thị lực giảm rất nhiều và thường gây mỏi mắt.
Loạn thị cận kép, thuận, nghịch, chéo, dạng này phải điều chỉnh kép.
Loạn thị viễn
Loạn thị viễn là tật khúc xạ vừa viễn thị, vừa loạn thị. Loạn thị viễn gồm có những dạng sau:
Loạn thị viễn đơn thuận
Loạn thị viễn đơn nghịch
Loạn thị viễn đơn chéo
Loạn thị viễn kép, thuận, nghịch, chéo.
Loạn thị hỗn hợp
Có một tiêu tuyến ở trước võng mạc, tiêu tuyến còn lại ở phía sau. Nếu loạn thị thuận, tiêu tuyến trước nằm ngang, tiêu tuyến sau nằm dọc. Người trẻ điều tiết để đưa tiêu tuyến dọc về trên võng mạc. Như vậy giống như loạn thị cận đơn thuận.
Dấu hiệu loạn thị
* Mắt mờ, nhìn hình ảnh bị mờ, nhòe đi.
* Tầm nhìn nhân đôi, nhìn một vật có thể xuất hiện 2 đến 3 bóng mờ.
* Khó khăn khi nhìn ở bất kỳ khoảng cách nào.
* Nhanh mỏi mắt, nhức đầu vùng trán và thái dương, đau cổ, chảy nước mắt…
Đôi khi loạn thị không có triệu chứng chủ quan mà chỉ được phát hiện khi khám mắt định kỳ, khám sàng lọc.
Người bị loạn thị hầu hết đều do bẩm sinh. Một số ít liên quan đến thói quen sinh hoạt và mức độ sử dụng mắt.
Loạn thị là một tật khúc xạ có thể tăng độ loạn nếu chúng ta chăm sóc mắt không tốt. Cung cấp thiếu dinh dưỡng. Không chịu đeo kính thuốc điều chỉnh loạn thị. Hay không đeo kính bảo hộ khi lao động. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến học tập cũng như công việc hàng ngày của chúng ta.
Loạn thị có phải đeo kính không? Các cách chữa bệnh loạn thị phổ biến
Loạn thị nhẹ sẽ không cần đeo kính điều trị nhưng nếu loạn thị nặng thì cần phải có những phương pháp điều trị phù hợp. Để tránh bệnh diễn biến xấu đi hoặc gây ra nhược thị.
Kính thuốc
Đây là phương pháp điều trị đơn giản, phổ biến, mang lại hiệu quả cao và ít gây biến chứng nhất. Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều trị bằng kính thuốc. Bạn nên tìm hiểu và gặp trực tiếp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn dòng kính phù hợp.
Phẫu thuật
Với một số trường hợp mắt bị loạn thị nặng và không thể điều chỉnh bằng kính thuốc, họ sẽ phải phẫu thuật. Đây là phương pháp sử dụng dao vi phẫu hoặc tia laser để điều chỉnh lại độ cong của giác mạc. Phổ biến nhất có thể kể đến phẫu thuật Lasik. Hiện là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn.
Ortho-K (Orthokeratology) customize
Phương pháp này sẽ sử dụng kính áp tròng cứng. Được thiết kế rất đặc biệt dùng để đeo vào ban đêm. Vai trò là làm thay đổi tạm thời hình dạng giác mạc trong lúc ngủ. Đồng thời giúp mắt có thể nhìn rõ hơn vào ngày hôm sau.
Kính áp tròng sẽ được đeo mỗi đêm khi ngủ, lặp đi lặp lại để người bệnh có được đôi mắt sáng rõ vào ngày hôm sau.
Cách phòng ngừa loạn thị
Bệnh loạn thị do di truyền thì sẽ không thể phòng tránh được. Tuy nhiên, loạn thị nếu do những nguyên nhân khác gây nên thì hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế bằng cách:
Làm việc nơi có đầy đủ ánh sáng, tránh để mắt nhìn ở nơi quá tối. Hoặc phải đeo kính bảo vệ khi làm việc nơi có nguồn ánh sáng quá mạnh và chói.
Hạn chế tối thiểu những tổn thương có thể xảy ra đến mắt.
Thư giãn và dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi khi phải làm việc nhiều với máy vi tính hoặc đọc sách.
Nếu có các bệnh lý về mắt nên điều trị dứt điểm sớm để tránh các biến chứng có thể gây loạn thị.
Khi đã bị loạn thị thì nên đi kiểm tra và điều trị sớm, tránh biến chứng nặng về sau.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày. Đặc biệt là các thức ăn giàu vitamin A tốt cho mắt, như cà rốt, gấc, cà chua, cá hồi…
Bệnh loạn thị hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm được nếu phát hiện sớm và có phương pháp phù hợp.
Loạn thị có phải đeo kính không? Điều trị loạn thị như thế nào?
Có 2 phương pháp điều trị loạn thị:
Một là đeo kính gọng hoặc kính tiếp xúc
Hai là phẫu thuật khúc xạ.
Trẻ em bị loạn thị cần được chẩn đoán và điều trị loạn thị sớm. Nếu loạn thị từ trung bình đến nặng không được điều chỉnh trước 5 tuổi thì thường dẫn tới nhược thị. Và lúc này thì hầu hết không thể điều trị được nữa.
Loạn thị có phải đeo kính không
Để trả lời câu hỏi này bạn cần xác định mức độ loạn thị là loạn thị nặng hay loạn thị nhẹ. Khả năng hoạt động của mắt khi không có kính loạn thị hỗ trợ, tầm nhìn thị lực như thế nào. Nếu loạn thị nhẹ thì bạn không cần đeo kính thường xuyên nhưng cần theo dõi sát sao, không được chủ quan để tránh dẫn tới tăng độ loạn.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 6 giờ, 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!