Dấu hiệu mù màu thường xuất hiện một cách âm thầm và khó để nhận ra trong cuộc sống hàng ngày của một người. Có bao giờ bạn bối rối khi phân biệt giữa hai màu xanh và đỏ chưa? Hoặc bạn đã từng cảm thấy lạ lẫm khi mọi người xung quanh có thể dễ dàng nhận ra màu sắc trong khi bạn lại thấy chúng giống hệt nhau. Nếu rơi vào các tình huống trên thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về mù màu, một bệnh lý về mắt ảnh hưởng đến cách nhìn và phân biệt thế giới sắc màu trong cuộc sống “thiên biến vạn hóa” này.
Dấu hiệu mù màu là như thế nào?
Dấu hiệu mù màu có thể khó nhận ra nhất là với những người bị mù màu bẩm sinh bởi vì họ đã quen với cách nhìn và phân biệt màu sắc của mình, ngay cả khi chúng khác biệt so với người bình thường và thực tế bản thân họ cũng không biết như thế nào là các dấu hiệu mắt bình thường.
Phùng Huy Hòa BUTITAN sẽ tiết lộ đến bạn dấu hiệu mù màu dễ nhận biết nhất, bạn có thể áp dụng chúng đối chiếu với bản thân để test bệnh mù màu chính xác, khách quan.
Thứ nhất, dấu hiệu mù màu là thường nhầm lẫn giữa các màu có sắc độ tương tự nhau, đặc biệt là các cặp màu như đỏ và xanh lá cây, xanh dương và tím, vàng và cam. Người ta thường test bệnh mù màu bằng cách lựa chọn quần áo, đồ vật hoặc phân biệt màu sắc trong các biểu đồ, bản đồ hoặc tín hiệu giao thông.
Người bị mù màu thường khó phân biệt được màu sắc trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi so sánh màu sắc với người khác, người bị mù màu thường có phản ứng khác biệt cũng là một dấu hiệu mù màu điển hình.
Ví dụ, họ có thể gọi một màu là xanh dương trong khi người khác lại nhận thấy nó là màu tím chẳng hạn.
Có thể bạn chưa biết, cách test mù màu chuẩn là sử dụng bài kiểm tra Ishihara. Người bị mù màu không có cách vượt qua bài test mù màu vì không thể thấy các con số hoặc hình dạng ẩn trong các vòng tròn màu sắc.
Nếu mắc mù màu bẩm sinh thì người bệnh có thể đã thích nghi với khả năng phân biệt màu sắc của mình mà không nhận ra sự khác biệt so với các dấu hiệu mắt bình thường. Cũng chính điều này làm cho việc phát hiện tình trạng mù màu khó khăn hơn, trừ khi được kiểm tra bằng bảng test mù màu.
Đối với một số loại mù màu nhẹ, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt, học tập, làm việc bình thường cũng như nhìn thấy được màu sắc và chỉ gặp khó khăn trong việc phân biệt màu nhạt hoặc tương tự nhau, cho nên các dấu hiệu mù màu này rất khó để nhận ra.
Cách phát hiện các dấu hiệu mù màu
Phùng Huy Hòa BUTITAN tiết lộ đến phụ huynh nhận biết dấu hiệu mù màu, đó là khi trẻ liên tục nhầm lẫn giữa các màu cơ bản, điều mà ở các trẻ khác không gặp phải.
Ngược lại, người lớn thường chỉ nhận ra mình bị mù màu khi gặp phải tình huống yêu cầu phân biệt màu sắc rõ ràng, ví dụ như khi làm bài kiểm tra thị lực, lựa chọn nghề nghiệp liên quan đến màu sắc hoặc đối diện với yêu cầu phân biệt màu trong các biểu đồ công việc.
Người mù màu nhìn thấy gì?
Người mù màu không phải là hoàn toàn không nhìn thấy màu sắc hoàn toàn mà là họ gặp khó khăn trong việc phân biệt một số màu sắc nhất định.
Có nhiều loại mù màu, trong đó phổ biến nhất là mù màu đỏ-xanh lá và mù màu xanh dương-vàng. Dấu hiệu mù màu là không phân biệt được giữa các sắc thái màu giống nhau hoặc rất gần giống nhau.
Ví dụ, người bị mù màu đỏ-xanh lá có thể nhìn thấy màu đỏ như màu nâu hoặc xám, trong khi màu xanh lá có thể trông giống như vàng. Còn đối với người bị mù màu xanh dương-vàng thì họ gặp khó khăn trong việc phân biệt màu xanh dương, xanh lá cây hoặc màu vàng và hồng nhạt.
Dấu hiệu mù màu là như thế nhưng tầm nhìn tổng thể của họ vẫn bình thường. Họ có thể nhìn thấy mọi hình dạng, độ sáng và các chi tiết khác của sự vật, chỉ là màu sắc mà họ nhìn thấy sẽ không giống như mắt bình thường thấy.
Bệnh mù màu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và trong các lựa chọn hoặc phân biệt màu sắc chính xác.
Bệnh mù màu di truyền như thế nào?
Bệnh mù màu chủ yếu là do di truyền và thường liên quan đến sự bất thường trong các tế bào cảm thụ ánh sáng của mắt, đặc biệt là tế bào hình nón trong võng mạc bởi vì những tế bào này chịu trách nhiệm nhận diện màu sắc.
Dấu hiệu mù màu thường được di truyền qua gen trên nhiễm sắc thể X, vì vậy bệnh mù màu phần lớn ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới.
Con người có 23 cặp nhiễm sắc thể, trong đó cặp thứ 23 quyết định giới tính. Nữ giới có hai nhiễm sắc thể X (XX), còn nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y (XY).
Gen gây mù màu nằm trên nhiễm sắc thể X, nam giới chỉ có duy nhất một nhiễm sắc thể và nếu nhiễm sắc thể X của họ chứa gen bị lỗi gây mù màu thì họ sẽ bị mù màu.
Ngược lại, nữ giới có hai nhiễm sắc thể X, nên nếu một nhiễm sắc thể X chứa gen bị lỗi, nhiễm sắc thể X còn lại có thể bù đắp và ngăn cản biểu hiện của mù màu. Nếu cả hai nhiễm sắc thể X đều chứa gen bị lỗi thì nữ giới mới có khả năng bị mù màu và trên thực tế điều này rất hiếm gặp.
Dấu hiệu mù màu có thể xuất hiện do đột biến gen hoặc do các tổn thương mắt, bệnh lý hoặc lão hóa nhưng trường hợp này ít phổ biến hơn so với nguyên nhân di truyền.
Có các loại mù màu nào?
Sau đây Phùng Huy Hòa BUTITAN sẽ tiết lộ đến bạn đọc 4 loại mù màu thường gặp mà không phải ai cũng biết.
Mù màu đỏ-xanh lá cây là loại mù màu phổ biến nhất và có thể chia thành hai dạng nhỏ:
Deuteranomaly là dạng nhẹ, người bị thường gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa màu xanh lá và màu đỏ. Đối với họ, màu xanh lá cây có thể trông giống như màu vàng, còn màu đỏ có thể nhạt hoặc gần như nâu.
Protanomaly là một dạng nhẹ khác, người bị mù màu khó phân biệt màu đỏ và xanh lá cây, màu đỏ thường bị nhạt đi, trông giống như màu xám hoặc đen.
Mù màu xanh dương-vàng là loại mù màu ít phổ biến hơn và cũng có hai dạng chính:
Tritanomaly là một dạng mù màu khó phân biệt giữa màu xanh dương và màu xanh lá cây, màu vàng và màu đỏ.
Tritanopia là dấu hiệu mù màu nghiêm trọng hơn của mù màu xanh dương-vàng. Người bị mù màu dạng Tritanopia không thể phân biệt được giữa màu xanh dương và màu xanh lá cây, màu vàng có thể trông giống như màu hồng.
Mù màu hoàn toàn là loại mù màu này hiếm gặp và khiến người mắc phải không thể nhìn thấy màu sắc. Có hai dạng mù màu hoàn toàn chính đó là Cone Monochromacy và Rod Monochromacy. Trong đó:
Người bị mù màu Cone Monochromacy chỉ có một loại tế bào hình nón hoạt động, dẫn đến khả năng nhận biết rất ít màu sắc hoặc không thể phân biệt màu.
Người bị mù màu Rod Monochromacy là dạng nặng nhất, người mắc phải chỉ có thể nhìn thấy mọi thứ dưới dạng trắng đen hoặc xám. Nghiêm trọng hơn, mắt bị mù màu còn bị nhạy cảm với ánh sáng mạnh và thị lực ngày càng yếu.
Ngoài các loại chính, một số người có thể chỉ bị mù màu một phần, tức là họ chỉ gặp khó khăn khi phân biệt một số sắc thái của màu, nhưng vẫn có thể nhận biết được các màu chính. Tình trạng này thường nhẹ hơn và không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
Cách test mù màu chuẩn như thế nào?
Nếu bạn đang nghi ngờ mình có các dấu hiệu mù màu thì nên tiến hành test bệnh mù màu bằng bảng test mù màu chuyên dụng để đánh giá khả năng phân biệt màu sắc của mắt.
Bảng test mù màu phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất, đó là bảng màu Ishihara. Đây được xem là phương pháp test bệnh mù màu phổ biến nhất, thường dùng để phát hiện các dấu hiệu mù màu dạng đỏ-xanh lá cây.
Bài test bao gồm nhiều hình tròn chứa các chấm nhỏ màu sắc khác nhau. Trong mỗi hình tròn sẽ có các con số hoặc hình dạng ẩn hiện lên khi nhìn. Người có thị lực bình thường sẽ dễ dàng nhìn thấy con số hoặc hình ảnh trên bảng test mù màu, trong khi đó người mù màu sẽ khó hoặc không thể nhìn thấy chúng.
Cách thực hiện là người test bệnh mù màu sẽ nhìn vào các bảng màu Ishihara, trong đó mỗi bảng sẽ có các số hoặc hình dạng ẩn hiện từ các chấm màu.
Dựa vào phản hồi của người test, bác sĩ nhãn khoa có thể xác định người đó có mù màu không và nếu có thì mù màu ở mức độ nào.
Bài test bệnh mù màu Farnsworth-Munsell 100 Hue Test, phương pháp này phức tạp hơn và hoàn toàn có thể test khả năng phân biệt màu sắc của mắt một cách chi tiết. Người kiểm tra được yêu cầu sắp xếp các đĩa màu theo dãy màu liên tục, từ đậm đến nhạt hoặc từ màu này sang màu khác.
Sau đó, bác sĩ nhãn khoa sẽ phân tích kết quả để xác định mức độ mù màu và khả năng phân biệt màu sắc của người kiểm tra.
Bảng D-15 của Farnsworth cũng là bảng test mù màu được các chuyên gia nhãn khoa đánh giá cao.
Phương pháp này tương tự như Farnsworth-Munsell, nhưng đơn giản hơn. Người kiểm tra phải sắp xếp 15 viên màu theo trật tự màu sắc từ một màu cố định. Dựa trên các lỗi trong việc sắp xếp, bác sĩ nhãn khoa sẽ đánh giá khả năng phân biệt màu của mắt.
Trong khi đó bài test mắt bị mù màu chuẩn xác nhất là Anomaloscope. Phương pháp này có thể chẩn đoán mù màu và đo lường chính xác mức độ mù màu. Người kiểm tra sẽ điều chỉnh màu sắc của hai nguồn sáng cho đến khi chúng khớp với nhau.
Ngoài ra, chúng ta hoàn toàn có thể test mắt bị mù màu bằng các trang web cung cấp bài kiểm tra mù màu trực tuyến, là phiên bản số hóa của bảng Ishihara.
Hiện nay có nhiều trang web cung cấp các bài kiểm tra mù màu trực tuyến, đặc biệt là phiên bản số hóa của bảng Ishihara. Tuy nhiên, kết quả của những bài kiểm tra này không chính xác tuyệt đối như các bài test mắt bị mù màu tại cửa hàng kính mắt chuyên nghiệp.
Phùng Huy Hòa BUTITAN muốn bạn nhớ rằng, các bài kiểm tra trực tuyến chỉ có thể giúp chúng ta có cái nhìn sơ bộ về khả năng phân biệt màu sắc của mình.
Phát hiện dấu hiệu mù màu có nên đeo kính mù màu không?
Khi phát hiện dấu hiệu mù màu thì lựa chọn đeo kính mù màu được xem là một giải pháp hữu ích để cải thiện khả năng phân biệt màu sắc trong một số tình huống nhất định.
Tuy nhiên, trước khi quyết định đeo kính mù màu, Phùng Huy Hòa BUTITAN muốn bạn đọc thực sự hiểu rõ ràng, chính xác và chi tiết về những gì kính mù màu có thể và không thể làm được.
Bạn đọc cần lưu ý, kính mù màu không phải là giải pháp “chữa” khỏi mù màu mà chỉ giúp cải thiện khả năng phân biệt màu sắc bằng cách thay đổi cách ánh sáng đi vào mắt. Bởi vì nhiệm vụ chủ yếu của kính mù màu là lọc một số bước sóng ánh sáng nhất định.
Lợi ích của kính mù màu như thế nào?
Khi đeo kính mù màu vào, người bị mù màu sẽ cải thiện được trải nghiệm màu sắc theo một cách hoàn toàn mới. Những màu mà trước đây họ không thể nhận biết rõ ràng giờ đây trở nên sắc nét và phân biệt hơn.
Kính mù màu có thể hỗ trợ trong việc nhận biết màu sắc trong các tình huống thường ngày như chọn quần áo, làm việc với đồ vật có màu sắc khác nhau và có thể xác định chính xác tín hiệu đèn giao thông.
Và điều quan trọng nhất là khi ý thức được mình đã phân biệt được đúng màu sắc, người bị mù màu sẽ cảm thấy tự tin, nhiệt huyết, hạnh phúc trong công việc cũng như các hoạt động hàng ngày.
Những hạn chế của kính mù màu ra sao?
Chi phí cao điều trị kính mù màu thường có giá khá cao, dao động từ vài trăm đến hàng ngàn USD.
Khi bắt đầu đeo kính mù màu, chúng ta cần một khoảng thời gian để làm quen với cách nhìn mới và đôi khi màu sắc có thể trở nên quá khác biệt so với những gì bạn quen thuộc trước đây…
Có rất nhiều người trong chúng ta may mắn không gặp các dấu hiệu mù màu mà Phùng Huy Hòa BUTITAN liệt kê ở trên. Xin chúc mừng bạn vì điều này và mong rằng bạn luôn luôn ý thức được việc bảo vệ mắt không chỉ thông qua đeo kính bảo vệ mắt mà còn chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và các loại vitamin, khoáng chất nạp vào cơ thể mỗi ngày để duy trì đôi mắt khỏe mạnh, bền lâu.
Bạn đọc có thể theo dõi Facebook Phùng Huy Hòa và Fanpage Phùng Huy Hòa để cập nhật nhanh những thông tin hữu ích liên quan lĩnh vực Kính mắt, Kinh doanh…
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Hãy nhấn QUAN TÂM Kính lọc ánh sáng xanh Butitan để nhận ngay những chương trình quà tặng hấp dẫn. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!