Dấu hiệu bị mù cũng giống như bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào khác trên cơ thể, chúng thường không đến đột ngột mà tiến triển âm thầm, dần dần và đó cũng là lý do mà chúng ta thường dễ dàng bỏ qua những cảnh báo đầu tiên của cơ thể. Nếu chú ý kỹ thì chúng ta sẽ cảm nhận được mắt mình mờ đi khi nhìn xa, khó đọc chữ nhỏ, lúc nào cũng cảm giác như có một lớp màn che phủ tầm nhìn. Những thay đổi tưởng chừng đơn giản này lại có thể là biểu hiện của thị lực có vấn đề nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
Phùng Huy Hòa BUTITAN khuyên bạn hãy lắng nghe cơ thể, nhận diện sớm các dấu hiệu bị mù tạm thời hay bị mù vĩnh viễn để bảo vệ tầm nhìn trước khi quá muộn.
Dấu hiệu bị mù nên biết sớm trước khi quá muộn
Dấu hiệu bị mù dễ gặp là bị mù tạm thời, tức là mắt đột nhiên mất khả năng nhìn trong vài giây hoặc vài phút. Dấu hiệu bị mù này cảnh báo các vấn đề về tuần hoàn máu hoặc thần kinh mắt. Nếu không được xử lý kịp thời thì từ bị mù tạm thời có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Một dấu hiệu khác là bị mù 1 mắt, là khi đột ngột không thể nhìn thấy bằng một mắt, trong khi mắt còn lại vẫn nhìn thấy rõ bình thường. Nguyên nhân bị mù 1 mắt có thể do chấn thương, bệnh lý võng mạc, thậm chí đột quỵ mắt.
Không ai có thể phủ nhận được những lợi ích công nghệ ngày nay mang đến nhưng công nghệ cũng có thể biến thành kẻ thủ khiến một số người bị mù mắt vì coi điện thoại quá nhiều, nếu lạm dụng và không có biện pháp bảo vệ mắt thỏa đáng.
Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính có thể gây hại cho võng mạc, đặc biệt khi chúng ta sử dụng điện thoại trong điều kiện thiếu sáng.
Nếu cảm thấy mỏi mắt, nhức mắt hoặc xuất hiện dấu hiệu bị mù sau khi sử dụng điện thoại quá lâu thì bạn nên cân nhắc giảm thời gian tiếp xúc với chúng và bảo vệ mắt bằng cách sử dụng kính chống ánh sáng xanh.
Người bị mù mắt cảm giác khi bị mù như thế nào?
Cảm giác khi bị mù là một loại cảm giác mà cả một cuộc đời, không ai muốn phải trải qua. Tuy nhiên, trong cuộc sống luôn tiềm ẩn những biến cố có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Người bị mù mắt có thể trải qua nhiều loại cảm giác khác nhau, cả về thể chất lẫn tinh thần. Trải nghiệm này có thể rất khác biệt, tùy thuộc dấu hiệu bị mù là mất thị lực từ từ hay mất thị lực đột ngột, dấu hiệu bị mù cũng như lý do gây ra mù mắt.
Khi mắt bị mù, đặc biệt là bị mù 1 mắt, người bệnh sẽ cảm thấy mất phương hướng, khó xác định khoảng cách và độ sâu của vật thể xung quanh. Thị giác hai mắt giúp chúng ta tạo ra một cái nhìn lập thể và nhận biết không gian, cho nên khi bị mất đi một phần thị lực thì khả năng di chuyển, sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng theo, đi đứng dễ bị vấp ngã, dễ va chạm và gặp sự cố.
Với những người bị mù tạm thời, cảm giác mất thị lực đột ngột thường gây ra sự hoảng loạn. Người bị mù tạm thời không khỏi lo lắng, không biết tình trạng này có hết hay không, có phải đây là dấu hiệu bị mù vĩnh viễn không. Một người dù mạnh mẽ đến đâu cũng không thể tránh khỏi cảm giác căng thẳng và lo lắng.
Những người đã mất hoàn toàn thị lực thường phải học cách chấp nhận sự thay đổi lớn trong cuộc sống, một số có thể vượt qua được sau một thời gian tập chấp nhận sự thật nhưng cũng có nhiều người ám ảnh dẫn đến trầm cảm nặng bởi sự bất an về tương lai cứ mãi đeo bám.
Với người bị mù mắt vì coi điện thoại quá nhiều, họ có thể cảm nhận sự căng thẳng và đau nhức do tác động của ánh sáng xanh từ màn hình điện tử hoặc có dấu hiệu bị mù là mờ mắt trước khi rơi vào trạng thái mất thị lực hoàn toàn.
Khi mất thị lực, các giác quan khác như thính giác, xúc giác có xu hướng phát triển mạnh hơn để bù đắp cho sự thiếu hụt của thị giác. Vì vậy, người bị mù thường trở nên nhạy bén hơn với âm thanh, nhiệt độ hoặc các tiếp xúc vật lý, giúp họ dần dần thích nghi với cuộc sống mới.
Nguyên nhân bị mù mắt là gì?
Phùng Huy Hòa BUTITAN thống kê có đến 7 nguyên nhân bị mù mắt.
#1. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn thế giới. Bệnh lý này khiến thủy tinh thể trong mắt trở nên mờ đục, dẫn đến thị lực giảm dần theo thời gian, cũng chính là dấu hiệu bị mù.
Bệnh tăng nhãn áp, một tình trạng tăng áp lực trong mắt cũng gây tổn thương dây thần kinh thị giác, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Thoái hóa điểm vàng ảnh hưởng đến trung tâm võng mạc, khiến người bệnh mất khả năng nhìn rõ các chi tiết ở trung tâm tầm nhìn, cũng là dấu hiệu bị mù thường gặp.
Viêm võng mạc, một bệnh lý từ viêm nhiễm tiến đến tổn thương võng mạc, có thể do vi khuẩn, virus hoặc các bệnh tự miễn gây ra.
Những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát có thể gặp phải các vấn đề về võng mạc, bệnh võng mạc tiểu đường cũng là nguyên nhân rất thường gặp, là dấu hiệu bị mù vĩnh viễn.
#2. Các chấn thương trực tiếp đến mắt có thể gây tổn thương nặng nề, dẫn đến mất thị lực tạm thời hoặc có thể là vĩnh viễn bao gồm chấn thương vật lý do tai nạn, va đập mạnh hoặc các vết thương do vật nhọn gây ra phần lớn làm hỏng mắt, võng mạc, không còn là dấu hiệu bị mù mà dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Ngoài ra, dấu hiệu bị mù còn có thể do tiếp xúc với các hóa chất độc hại, bỏng nhiệt dẫn đến tổn thương mắt nghiêm trọng.
#3. Bị mù mắt vì coi điện thoại quá nhiều, tiếp xúc quá lâu với ánh sáng xanh tím phát ra từ màn hình các thiết bị điện tử có thể gây ra hội chứng thị giác màn hình.
Nguồn ánh sáng xanh là tác nhân khiến mắt mỏi, khô, mờ, giảm thị lực và cuối cùng bị mù mắt vì coi điện thoại quá nhiều, nhất là khi mắt không được bảo vệ bởi kính chống ánh sáng xanh, sử dụng điện thoại trong môi trường thiếu ánh sáng, khoảng cách quá gần và liên tục, làm tăng nguy cơ tổn thương mắt, thậm chí dẫn đến tình trạng mất thị lực vĩnh viễn nếu không chăm sóc mắt đúng cách.
#4. Các bệnh lý hệ thần kinh có khả năng dẫn đến dấu hiệu bị mù vĩnh viễn bởi vì thị lực không chỉ phụ thuộc vào mắt mà còn vào các dây thần kinh và não bộ. Khi một phần của não bị tổn thương do thiếu máu đột quỵ, vùng não điều khiển thị giác cũng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến mù mắt một phần hoặc toàn phần.
Ngoài đột quỵ thì bệnh lý viêm dây thần kinh thị giác cũng khiến các tín hiệu từ mắt không được truyền đến não, gây mất thị lực.
#5. Một số bệnh về mắt ví dụ như thoái hóa võng mạc bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh hay bệnh glôcôm do di truyền đều có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái, khiến người bệnh mất thị lực từ khi còn nhỏ hoặc phát triển dần theo tuổi tác.
#6. Ở một số quốc gia, thiếu vitamin A là nguyên nhân phổ biến gây mù lòa ở trẻ em. Việc thiếu các vitamin và khoáng chất quan trọng cho mắt, đặc biệt là vitamin A, là nguyên nhân gây ra các vấn đề về mắt nghiêm trọng, là dấu hiệu bị mù vĩnh viễn.
#7. Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân chính gây mù mắt. Khi người ta già đi, các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng thường phát triển, khiến khả năng nhìn suy giảm nghiêm trọng.
Mù mắt có chữa được không?
Mù mắt có chữa được không phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu bị mù. Một số trường hợp mù mắt có thể điều trị hoặc phục hồi, nhưng cũng có không ít trường hợp đáng tiếc thị lực không thể khôi phục hoàn toàn.
#1. Mù do đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất nhưng may mắn mù mắt do đục thủy tinh thể có thể được chữa trị bằng phẫu thuật. Trong phẫu thuật đục thủy tinh thể, thủy tinh thể bị mờ sẽ được thay thế bằng một thủy tinh thể nhân tạo trong suốt. Đây là một quy trình rất hiệu quả, giúp người bệnh phục hồi thị lực gần như hoàn toàn sau phẫu thuật.
#2. Mù do viêm dây thần kinh thị giác có thể gây mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trong nhiều trường hợp, thị lực có thể tự phục hồi sau vài tuần hoặc vài tháng mà không cần can thiệp.
#3. Mù do bệnh tăng nhãn áp thường không thể hồi phục. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, can thiệp điều trị kịp thời có thể giúp kiểm soát áp lực trong mắt và ngăn ngừa mất thị lực thêm.
#4. Mù do thoái hóa điểm vàng không thể khôi phục thị lực đã mất nhưng các liệu pháp như tiêm thuốc vào mắt, liệu pháp laser, sử dụng vitamin có thể làm chậm tiến trình của bệnh, cải thiện phần nào chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
#5. Mù do bệnh võng mạc tiểu đường, dấu hiệu bị mù xuất hiện, thị lực đã mất thì thường khó phục hồi.
#6. Dấu hiệu bị mù do chấn thương mắt có thể được điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Nếu chỉ là vết thương nhỏ hoặc tổn thương bề mặt thì sau khi điều trị, thị lực có thể phục hồi. Tuy nhiên, nếu chấn thương làm tổn thương nặng đến cấu trúc bên trong mắt thì khả năng khôi phục thị lực không khả quan.
#7. Bị mù mắt vì coi điện thoại quá nhiều thường không gây mù lòa vĩnh viễn nhưng có thể gây ra hội chứng thị giác màn hình hoặc mắt mờ tạm thời.
#8. Thiếu vitamin A có thể gây mù lòa, đặc biệt ở trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được ngăn ngừa và chữa trị bằng cách bổ sung vitamin A kịp thời.
#9. Mù do tuổi tác, lão hóa như thoái hóa điểm vàng hoặc đục thủy tinh thể, thường có thể can thiệp điều trị để cải thiện thị lực, tuy nhiên khả năng phục hồi thị lực rất hạn chế.
#10. Mù mắt do yếu tố di truyền hoặc bẩm sinh thường rất khó để chữa trị hoàn toàn. Một số trường hợp có thể cải thiện nhờ phẫu thuật hoặc công nghệ hiện đại như cấy ghép võng mạc nhân tạo nhưng khả năng phục hồi thị lực hoàn toàn vẫn không cao.
Chữa mù mắt hết bao nhiêu tiền và dấu hiệu bị mù
Chi phí chữa mù mắt hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nguyên nhân bị mù mắt là chủ yếu.
#1. Tại các bệnh viện công, chi phí phẫu thuật đục thủy tinh thể thường dao động từ 5 – 20 triệu đồng mỗi mắt, tùy thuộc vào loại thủy tinh thể nhân tạo được chọn là loại thường hay cao cấp.
Tại bệnh viện tư nhân hoặc quốc tế thì chi phí có thể cao hơn, dao động từ 20 – 50 triệu đồng mỗi mắt.
#2. Chữa mù mắt hết bao nhiêu tiền đối với điều trị bệnh tăng nhãn áp bằng thuốc nhỏ mắt để kiểm soát áp lực trong mắt, cụ thể chi phí thuốc dao động từ 500.000 – 2 triệu đồng mỗi tháng.
Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả, người bệnh có thể cần phẫu thuật hoặc laser thì chi phí phẫu thuật glôcôm có thể dao động từ 10 – 30 triệu đồng tùy vào phương pháp và cơ sở điều trị.
#3. Đối với điều trị dấu hiệu bị mù do thoái hóa điểm vàng bằng hình thức tiêm thuốc vào mắt thì chi phí có thể dao động từ 5 – 10 triệu đồng mỗi lần tiêm.
Cũng là điều trị thoái hóa điểm vàng nhưng bằng liệu pháp laser thì thường có giá từ 5 – 15 triệu đồng mỗi lần điều trị.
#4. Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường bằng tiêm thuốc thì chi phí sẽ vào khoảng 5 – 10 triệu đồng còn sử dụng laser hoặc phẫu thuật thì chi phí dao động từ 10 – 30 triệu đồng.
#5. Nếu bị mất thị lực do chấn thương mắt thì chi phí phẫu thuật có thể dao động từ 10 – 50 triệu đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương và phương pháp phẫu thuật.
#6. Nếu dấu hiệu bị mù do viêm dây thần kinh thị giác thì điều trị bằng sử dụng corticosteroid có chi phí vào khoảng 1 – 5 triệu đồng cho mỗi đợt điều trị.
#7. Điều trị bị mù mắt vì coi điện thoại, bảo vệ mắt bằng cách đeo kính chống ánh sáng xanh thì chi phí đầu tư vào khoảng 1 đến vài triệu đồng.
Thị lực là một trong những tài sản quý giá nhất mà mỗi người có được nhưng thường chỉ khi mất đi, chúng ta ta mới thực sự trân trọng. Nếu nhận ra sớm các dấu hiệu bị mù, chúng ta sẽ có thể ngăn chặn và điều trị kịp thời cũng như gìn giữ đôi mắt khỏe mạnh. Và khám mắt định kỳ chính là cách để chúng ta có thể nhận diện được chúng một cách rõ ràng và chính xác nhất.
Phùng Huy Hòa BUTITAN muốn bạn nhớ rằng, một chút quan tâm thị lực hôm nay có thể làm nên sự khác biệt lớn cho tương lai, giúp mỗi người có thể gìn giữ được món quà tuyệt vời mà tạo hóa ưu ái, ban tặng cho mỗi người.
Bạn đọc có thể theo dõi Facebook Phùng Huy Hòa và Fanpage Phùng Huy Hòa để cập nhật nhanh những thông tin hữu ích liên quan lĩnh vực Kính mắt, Kinh doanh…
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Hãy nhấn QUAN TÂM Kính lọc ánh sáng xanh Butitan để nhận ngay những chương trình quà tặng hấp dẫn. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!