Lens, Contact Lens – là những tên gọi khác của kính áp tròng. Ngày càng có nhiều người cận thị muốn chuyển qua dùng lens. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về mặt phải và mặt trái của lens. Việc có nên đeo lens cận không cũng là chủ đề được bàn tán sôi nổi. Hãy cùng chúng tôi giải mã ngay trong bài viết sau đây.
Kính áp tròng là gì?
Kính áp tròng (Lens, Kính tiếp xúc) là dòng kính có khả năng điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt. Như: Cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị… Kính có cấu tạo hình chảo, độ cong phù hợp và ôm sát vào giác mạc.
Có nên đeo lens cận không? Lợi ích khi đeo kính áp tròng cận
Kính áp tròng mang tính thẩm mỹ cao, không cần gọng đỡ. Người đối diện khó có thể biết bạn mắc tật khúc xạ mắt khi dùng lens.
Người đeo lens có tầm nhìn tốt, nhìn bao quát được không gian xung quanh.
Kính áp tròng cận giúp cho những người thường xuyên hoạt động mạnh, chơi thể thao cảm thấy thoải mái mà vẫn đảm bảo tầm nhìn rõ.
Lens “giấu” độ cận, giúp người cận thị tự tin trong mọi hoạt động hằng ngày.
Khi đi dưới mưa, lens không bị mờ, nhoè như khi dùng tròng kính thông thường.
Những tác hại của kính áp tròng kém chất lượng bạn phải biết
Cấu tạo đặc biệt của lens có 1 lớp nước mỏng. Lớp nước này có tác dụng ngăn cách bề mặt giác mạc với kính áp tròng. Đồng thời lens di chuyển theo chuyển động của đôi mắt. Nước mắt sẽ đóng vai trò thay mới liên tục cho lớp nước này, nhằm làm giảm nguy cơ bám, đọng lại vi khuẩn. Lớp nước nằm giữa giác mạc và lens còn bôi trơn và giảm trầy xước giác mạc. Nếu chất lượng lens không đảm bảo, lớp nước “dỏm” ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của giác mạc.
Ngoài ra, khi đeo kính áp tròng bị đỏ mắt hay đeo kính áp tròng bị cộm là điều thường xảy ra. Đỏ mắt khi đeo kính áp tròng là một trong những biểu hiện đầu tiên cho thấy giác mạc bị tổn thương. Bạn cần phải nghiêm túc xem lại cách vệ sinh, sử dụng và bảo quản lens đã đúng hay chưa.
Bạn còn cần trang bị nước ngâm lens đối với lens tháng. Việc sử dụng nước ngâm lens giúp cấp ẩm, làm sạch bụi bẩn. Đồng thời nước ngâm còn giúp lens mềm mại hơn trong quá trình sử dụng.
Một số người nghi ngờ lens kém chất lượng nhưng không biết rằng nguyên nhân khiến đeo kính áp tròng bị cộm và rát là do không dùng dung dịch này. Bởi vì lens sẽ khô và dễ hỏng sau 4 đến 5 ngày sau khi khui.
Có nên đeo lens cận không?
Để trả lời chính xác câu hỏi bị cận có nên đeo kính áp tròng không, bạn cần hình dung rõ về tính cách bản thân mình. Bạn có phải là người tỉ mỉ, chỉn chu hay không? Bạn đánh giá về mức độ yêu thương bản thân của mình như thế nào? Có phải bạn đang quá bận rộn hay thảnh thơi hay không?
Tại sao chúng tôi đặt ra những câu hỏi này? Là bởi vì, lens không giống kính gọng. Trước khi sử dụng lens, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ, tránh nhiễm trùng giác mạc. Khi đeo, tháo lens, bạn phải thực hiện nhẹ nhàng, đúng cách. Sau khi sử dụng, lens cần được bảo quản đúng cách.
Tóm lại, khi quyết định dùng lens, tức là bạn cần đầu tư thời gian mỗi ngày cho việc này. Nếu không, đôi mắt bạn rất dễ bị mắc bệnh biểu mô. Đây là loại bệnh rất dễ gặp phải của người đeo lens do tế bào giác mạc ngoài cùng bị tổn thương.
Hướng dẫn cách đeo và tháo kính áp tròng đúng cách
Sau đây, Mắt kính Titan sẽ hướng dẫn bạn cách đeo lens cận cũng như cách tháo lens cận cực kỳ dễ dàng.
Cách dùng kính áp tròng
Trước tiên, bạn cần vệ sinh tay thật sạch sẽ để tránh bụi bẩn bám vào đôi mắt. Bạn hãy lắc nhẹ lens cận thị và dung dịch bảo vệ để làm lens giãn tự nhiên. Tiếp đến hãy trượt nhẹ lens ra khỏi hộp, nâng niu trên lòng bàn tay.
Bạn hãy kiểm tra xem lens có vòng cung tự nhiên hay không, có vòng ra ngoài không. Lens có vòng cung tự nhiên mới đảm bảo chất lượng và được phép sử dụng lên mắt.
Lau thật khô ngón tay trỏ và đặt lens lên. Bạn cần dùng các ngón tay của bàn tay còn lại nâng đỡ mi trên và mi dưới sao cho mắt cố định, không chớp mắt.
Bạn từ từ đặt lens vào mắt. Lúc này mắt cần nhìn lên trên hoặc nhìn thẳng, tay cố định mắt cần giữ nguyên.
Nhẹ nhàng nhắm mắt lại, chớp nháy mắt, đảo một vòng mắt xoay tròn để cố định kính, đảm bảo lens đã nằm gọn ở vị trí trung tâm mắt.
Có nên đeo lens cận không? Cách tháo kính áp tròng
Bạn hướng mắt lên trên, dùng tay đẩy nhẹ mi trên và mi dưới sao cho mắt mở rộng ra. Tiếp theo bạn dùng tay còn lại nhẹ nhàng đẩy lens ra phần tròng trắng của mắt. Cuối cùng bạn chỉ cần dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái nhấc bổng kính áp tròng cận ra ngoài.
Tóm lại, để trả lời được câu hỏi có nên đeo lens cận không thì bạn cần phải nắm rõ ưu và nhược điểm. Chỉ khi nắm rõ, bạn mới nhìn nhận lại chính mình, xem mình có thể tránh được những nhược điểm đó không. Có như vậy, đôi mắt đeo lens của bạn mới trở nên hoàn hảo. Chúc bạn có những lựa chọn hài lòng và luôn luôn có đôi mắt sáng khỏe, tinh tường.
Trà My