Vì sao trẻ bị đau mắt đỏ là câu hỏi thường gặp của nhiều bậc cha mẹ khi con mình gặp phải triệu chứng khó chịu này. Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc, là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em, thường do virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân gây dị ứng gây ra. Hiểu rõ nguyên nhân giúp cha mẹ có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn, từ đó bảo vệ sức khỏe đôi mắt của trẻ một cách tối ưu.
Vì sao trẻ bị đau mắt đỏ?
Vì sao trẻ bị đau mắt đỏ, bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi này, đi tìm lời giải đáp chi tiết, chính xác để có thể chủ động phòng ngừa đau mắt đỏ, trước khi chúng có thể xảy đến đối với con yêu của bạn bất cứ lúc nào chưa?
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, ở trẻ em đây là một tình trạng phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Nguyên nhân trẻ bị đau mắt đỏ có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, dị ứng, kích ứng.
Đối với trường hợp nhiễm khuẩn, vi khuẩn như: Staphylococcus, Streptococcus hoặc Haemophilus có thể gây viêm kết mạc. Triệu chứng đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn thường gặp là mắt bị đỏ, ghèn vàng hoặc xanh, sưng và đau.
Đối với trường hợp nhiễm virus như adenovirus thường gây viêm kết mạc. Triệu chứng bao gồm mắt đỏ, chảy nước mắt, có thể kèm theo triệu chứng cảm cúm.
Đối với trường hợp dị ứng, các tác nhân như phấn hoa, bụi, lông thú cưng cũng có thể gây viêm kết mạc dị ứng.
Triệu chứng thường gặp là mắt đỏ, ngứa, chảy nước mắt, có thể kèm theo hắt hơi và sổ mũi.
Đối với trường hợp kích ứng, nguyên nhân do tiếp xúc với các chất kích ứng như khói, hóa chất hoặc ánh sáng mạnh.
Triệu chứng bao gồm mắt đỏ, chảy nước mắt, cảm giác rát bỏng.
#1. Nếu mắt trẻ bị đỏ lòng trắng thì nguyên nhân có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, dị ứng hoặc kích ứng.
Cách xử trí trẻ bị đau mắt đỏ, bước đầu đó là rửa mắt bằng nước muối sinh lý, tránh cho trẻ dụi mắt, quan trọng là nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu triệu chứng không cải thiện sau vài ngày.
#2. Nếu mắt bé bị đỏ 1 bên thì nguyên nhân thường do nhiễm trùng hoặc kích ứng cục bộ. Cách xử trí trẻ bị đau mắt đỏ 1 bên cũng là rửa mắt bằng nước muối sinh lý, giữ vệ sinh tay và mắt cho trẻ. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng hơn thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
#3. Trường hợp bé bị đau mắt nhưng không đỏ, nguyên nhân có thể do mỏi mắt, dị vật trong mắt hoặc một vấn đề về mắt khác không liên quan đến viêm.
Ở tình huống này, cha mẹ cần kiểm tra mắt để loại bỏ dị vật nếu có đồng thời giảm thời gian tiếp xúc với màn hình của trẻ và khuyến khích, khuyên bảo trẻ nghỉ ngơi mắt.
#4. Nếu trẻ bị đau mắt đỏ chảy máu thì nguyên nhân có thể do chấn thương mắt, viêm kết mạc nặng hoặc một tình trạng nghiêm trọng khác.
Cha mẹ cần xử lý bằng cách không tự ý nhỏ thuốc vào mắt, che mắt bằng băng sạch, điều quan trọng cấp bách cần làm là đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Đôi mắt ở trẻ em thường nhạy cảm và đề kháng chưa cao, do đó cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan, lơ là vì biến chứng mù lòa vĩnh viễn có thể cướp đi tương lai của trẻ, mặt khác khiến người lớn chúng ta sống mãi trong nỗi dày vò, cắn rứt.
2 Lưu ý chung khi xử lý đau mắt đỏ cho trẻ
#1. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên trước khi chạm vào mắt hoặc mặt của trẻ, sử dụng khăn sạch và riêng biệt để lau mắt cho trẻ đồng thời chỉ sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
#2. Phụ huynh nên giữ trẻ ở nhà trong thời gian trẻ bị đau mắt đỏ, tránh cho trẻ tiếp xúc với người khác để ngăn chặn sự lây lan của bệnh nếu nguyên nhân là nhiễm khuẩn hoặc virus.
Cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em và vì sao trẻ bị đau mắt đỏ
Vì sao trẻ bị đau mắt đỏ, Phùng Huy Hòa BUTITAN đã chia sẻ rõ ràng, chi tiết ở đầu bài viết này. Vậy có cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em nào hiệu quả hay không? Câu trả lời bao gồm 6 cách dễ thực hiện tại nhà, mau hồi phục nếu được áp dụng đều đặn, liên tục, đúng liều lượng mỗi ngày.
#1. Trẻ bị đau mắt đỏ cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, trước khi cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt, cha mẹ cần đảm bảo đã rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước.
#2. Cha mẹ cần sử dụng khăn sạch và riêng biệt để lau mắt cho trẻ, tuyệt đối không cho trẻ dùng chung khăn với người khác là cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em đơn giản, an toàn nhất.
#3. Phụ huynh cần rửa mắt cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để loại bỏ dịch mủ và làm sạch mắt. Chúng ta có thể dùng bông hoặc gạc sạch thấm nước muối sinh lý để lau mắt nhẹ nhàng từ góc trong ra góc ngoài.
#4. Cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ, trong đó:
Thuốc nhỏ mắt kháng sinh được sử dụng nếu nguyên nhân gây viêm kết mạc là do vi khuẩn, ví dụ: Tobramycin, Erythromycin.
Thuốc nhỏ mắt kháng viêm có thể được kê đơn để giảm viêm và sưng.
Thuốc nhỏ mắt kháng histamin dùng trong trường hợp viêm kết mạc dị ứng.
#5. Cha mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho trẻ không nên dụi mắt để tránh lây lan nhiễm trùng và làm nặng thêm tình trạng viêm.
#6. Trong thời gian trẻ bị viêm kết mạc, cha mẹ nên giữ trẻ ở nhà, tránh cho trẻ đến trường hoặc các nơi công cộng cho đến khi tình trạng viêm mắt giảm hẳn để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
Mẹo chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, phụ huynh cần đặc biệt cẩn thận khi điều trị đau mắt đỏ. Với kinh nghiệm nuôi con của mình, Phùng Huy Hòa BUTITAN có thể hướng dẫn bạn đọc mẹo chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh sau đây.
Thứ nhất, khi rửa mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, phụ huynh nên nhỏ vài giọt để làm sạch mắt và loại bỏ dịch mủ. Chúng ta cần chuẩn bị bông hoặc gạc sạch thấm nước muối sinh lý và rửa mắt nhẹ nhàng.
Thứ hai, cha mẹ cần sử dụng khăn ấm để lau nhẹ nhàng vùng mắt cho trẻ sơ sinh, điều này giúp làm dịu mắt và giảm sự khó chịu cho trẻ sơ sinh.
Thứ ba, trẻ bị đau mắt có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh nhẹ như Erythromycin nếu có chỉ định của bác sĩ. Người lớn tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chăm sóc mắt cho trẻ mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thứ tư, người lớn cần giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, đảm bảo không gian sống của trẻ luôn sạch và thoáng.
Thứ năm, cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các biện pháp dân gian hoặc thuốc không rõ nguồn gốc. Bởi vì đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc sử dụng các biện pháp dân gian hoặc thuốc không được kê đơn có thể gây hại hơn là có lợi.
Đau mắt đỏ ở trẻ em bao lâu thì khỏi?
Đau mắt đỏ ở trẻ em thường tự khỏi sau một khoảng thời gian ngắn nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Thời gian hồi phục cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách phụ huynh chăm sóc mắt cho trẻ. Cụ thể:
Thời gian hồi phục đau mắt đỏ ở trẻ em do virus thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
Thời gian hồi phục đau mắt đỏ ở trẻ em do vi khuẩn thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày khi được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh.
Thời gian hồi phục đau mắt đỏ ở trẻ em do dị ứng phụ thuộc vào việc loại bỏ tác nhân gây dị ứng và điều trị bằng thuốc kháng histamin, triệu chứng có thể cải thiện trong vài ngày đến một tuần.
Bé 3 tuổi bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì?
Khi bé 3 tuổi bị đau mắt đỏ, việc sử dụng thuốc cần được thực hiện cẩn thận và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các loại thuốc nhỏ mắt thường dùng cho trẻ 3 tuổi bị đau mắt đỏ thường là thuốc nhỏ mắt kháng sinh, thuốc nhỏ mắt kháng viêm, thuốc nhỏ mắt kháng histamin và nước muối sinh lý (NaCl 0,9%). Trong đó:
Mục đích sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh là điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn, bao gồm:
Tobramycin – Một loại kháng sinh phổ rộng, thường được kê đơn cho trẻ em.
Erythromycin – Thường được dùng dưới dạng thuốc mỡ mắt, an toàn cho trẻ nhỏ.
Bác sĩ có thể chỉ định nhỏ chúng 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Mục đích sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng viêm là giảm viêm và sưng, bao gồm:
Dexamethasone – Một loại thuốc kháng viêm steroid, nhưng cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ do nguy cơ tác dụng phụ.
Đối với Dexamethasone, chúng ta chỉ sử dụng khi được bác sĩ kê đơn và theo dõi chặt chẽ.
Mục đích sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamin là điều trị viêm kết mạc do dị ứng, bao gồm:
Olopatadine là thuốc nhỏ mắt kháng histamin giúp giảm ngứa và sưng.
Ketotifen là thuốc kháng histamin thường được sử dụng cho trẻ em.
Cách sử dụng nhỏ theo chỉ định của bác sĩ, thường là 1-2 lần mỗi ngày.
Mục đích của việc sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) là làm sạch và giảm kích ứng mắt.
Phụ huynh có thể nhỏ vài giọt vào mắt trẻ 3-4 lần mỗi ngày hoặc khi cần thiết để rửa sạch dịch mủ và bụi bẩn cho trẻ.
Lưu ý: Cha mẹ cần quan sát kỹ lưỡng tình trạng mắt của trẻ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như tăng sưng, đỏ, đau hoặc chảy mủ nhiều hơn thì hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức để được can thiệp kịp thời.
Hiểu được vì sao trẻ bị đau mắt đỏ không chỉ giúp các bậc phụ huynh an tâm hơn mà còn góp phần quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mắt cho con em mình. Việc nhận biết sớm các nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sẽ giúp cha mẹ có những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, hiệu quả. Hãy luôn lưu ý đến vệ sinh cá nhân và môi trường sống, cùng với việc thăm khám bác sĩ định kỳ, để đảm bảo đôi mắt của trẻ luôn được khỏe mạnh và sáng ngời.
Bạn đọc có thể theo dõi Facebook Phùng Huy Hòa và Fanpage Phùng Huy Hòa để cập nhật nhanh những thông tin hữu ích liên quan lĩnh vực Kính mắt, Kinh doanh…
Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực kính mắt, Phùng Huy Hòa BUTITAN hiểu được rất rõ tầm quan trọng của đôi mắt đối với chất lượng cuộc sống của mỗi người trong chúng ta.
Hòa BUTITAN dành tặng đến bạn đọc CẶP TRÒNG KÍNH CHỐNG TIA UV hoàn toàn không tính phí ngay hôm nay. Việc nhận ngay món quà miễn phí hôm nay chính là cách chúng ta bảo vệ mắt sau này.
Lưu ý: Quà tặng được nhận trực tiếp tại tất cả các chi nhánh thuộc hệ thống cửa hàng Mắt kính BUTITAN.
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Hãy nhấn QUAN TÂM Kính lọc ánh sáng xanh Butitan để nhận ngay những chương trình quà tặng hấp dẫn. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!