Trẻ bị đau mắt đỏ không phải cứ đỏ mắt là đến bệnh viện. Và không được tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng viêm corticoid trị đau mắt đỏ. Đây là khuyến cáo của ngành y tế TP.HCM. Vậy trẻ bị đau mắt làm sao hết? Khi nào nên đến bệnh viện? Phùng Huy Hòa mời bạn cùng khám phá chi tiết ngay trong bài viết bên dưới.
Trẻ bị đau mắt đỏ sưng là gì?
Trẻ bị đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp. Đây là tình trạng viêm phần lòng trắng trong suốt của mắt. Cụ thể là kết mạc nhãn cầu và mi mắt. Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa hè, cuối mùa đông, rất dễ lây lan thành dịch.
Dịch viêm kết mạc 80% do adenovirus gây ra. Ngoài ra bệnh có thể do các nguyên nhân khác như: Virus herpes, thủy đậu, pox virus…
Đặc điểm của bệnh đau mắt đỏ như thế nào?
Bệnh đau mắt đỏ thường khởi phát 3 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Triệu chứng đau mắt đỏ phổ biến là đỏ mắt, chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ. Nếu rỉ có màu trắng thì bệnh do virus gây ra. Nếu gỉ có màu xanh hoặc vàng thì bệnh do vi khuẩn gây ra.
Trẻ bị đau mắt đỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt…
Đau mắt đỏ ở trẻ em lây qua đường nào?
Trẻ có thể lây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng. Hoặc do tiếp xúc trực tiếp người bệnh, dụi tay vào mắt, dùng chung đồ cá nhân với người bệnh…
Ở trẻ em, bệnh đau mắt đỏ có thể xuất hiện giả mạc, viêm giác mạc chấm nông. Trong đó, giả mạc là một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc gây chảy máu. Giả mạc làm bệnh lâu khỏi hoặc có thể gây tổn thương giác mạc.
Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc. Viêm loét giác mạc ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực lâu dài của trẻ. Vì vậy, phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ mắc bệnh. Nếu trẻ có các triệu chứng đỏ mắt, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ ghèn thì cha mẹ cần đưa đến cơ sở khám mắt để được điều trị và xử lý biến chứng kịp thời.
Trẻ bị đau mắt đỏ không phải cứ đỏ mắt là đến bệnh viện
Có nhiều gia đình vì quá lo sợ nên đưa trẻ bị đau mắt đỏ đến bệnh viện. Trong khi tình trạng thực tế chỉ cần ở nhà, vệ sinh sạch sẽ ít ngày là khỏi bệnh. Việc đến tập trung tại bệnh viện chẳng khác nào tạo ra các nguy cơ lây bệnh.
Trẻ bị đau mắt đỏ làm sao hết?
Theo khuyến cáo, người bị đau mắt đỏ có thể dùng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% hoặc nước cất để rửa mắt.
Các loại thuốc nhỏ mắt đỏ chứa kháng sinh có nhiều loại. Chúng đều có thể sử dụng cho bệnh đau mắt đỏ. Như: Ofloxacin, levofloxacin, ciprofloxacin, neomycin, tobramycin, tobrex.
Tuy vậy, các chuyên gia cảnh báo, những loại thuốc trên cần được bác sĩ chỉ định. (Trong các trường hợp có dấu hiệu nghi bội nhiễm vi khuẩn). Hoặc phòng ngừa nhiễm trùng sau bóc giả mạc.
Mặt khác, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc nhỏ mắt có chứa kháng viêm corticoid. Việc tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid không có tác dụng. Thuốc có thể khiến mắt tổn thương nặng hơn, bệnh kéo dài, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Trẻ bị đau mắt đỏ rồi có bị lại không?
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh đau mắt đỏ cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Những người bị đau mắt đỏ rồi có thể bị lại sau vài tháng. Thời gian nhiễm bệnh lại thường trên 2 tháng sau lần bị trước. Bởi vì đôi mắt được kháng thể của cơ thể bảo vệ trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh.
Trẻ bị đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Đau mắt đỏ tuy là bệnh lành tính nhưng tốc độ lây lan rất nhanh. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, làm việc và sinh hoạt của người bệnh. Nếu điều trị đau mắt đỏ lâu không khỏi thì gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực.
Trẻ bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?
Bệnh thường cải thiện sau 2 đến 5 ngày không cần điều trị, nhưng để khỏi bệnh hoàn toàn thì thường cần đến khoảng 2 tuần. Nếu người bệnh được sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ bắt đầu loại bỏ tình trạng nhiễm trùng trong vòng 24 giờ.
Trẻ bị đau mắt đỏ nên ăn gì?
Người bị đau mắt đỏ cần bổ sung các thực phẩm chứa vitamin A, B12, D. Họ nhà rau như rau cải xanh, rau bina cũng rất tốt cho người bị đau mắt đỏ. Ngoài ra những thực phẩm chứa beta-carotene như bí đỏ, đu đủ… cũng rất tốt cho sự hồi phục mắt.
Trẻ bị đau mắt đỏ cần làm gì?
Để phòng tránh bệnh và lây bệnh, hằng ngày chúng ta có thể dùng nước muối sinh lý (Nacl Clorid 0,9%) rửa mắt. Nhất là sau khi đi ngoài đường hoặc đi bơi về.
Hạn chế dụi tay vào mắt, sờ tay vào mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Khi có dấu hiệu đau mắt đỏ cần đi khám ngay để chẩn đoán xác định, điều trị kịp thời.
Tại trường học, cơ quan, gia đình… người bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp, gần gũi người xung quanh. Luôn luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là đôi bàn tay và đôi mắt. Cách ly người bệnh, dùng riêng khăn mặt, khăn tắm, chậu rửa, kính mắt, vỏ gối, mền…
Tuân thủ biện pháp phòng và chữa trị đau mắt đỏ khoa học
Đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người. Sau khi chăm sóc cho người bệnh phải rửa tay bằng xà phòng. Khi khỏi bệnh phải rửa sạch kính mắt của mình bằng xà phòng để tránh tái nhiễm.
Nếu mắt chảy nhiều nước mắt, nhiều ghèn rỉ mắt thì sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế loại sử dụng 1 lần để vệ sinh. Sau đó cần ngay lập tức bỏ vào thùng rác có nắp đậy để tránh tạo thành nguồn lây. Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân.
Thường xuyên vệ sinh bàn ghế, không gian sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn bề mặt.
Trẻ bị đau mắt đỏ có thể tự điều trị tại nhà với điều kiện tuân thủ điều trị đúng. Mọi thắc mắc cần giải đáp hay ý muốn thực hiện phải được thông qua bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thực hiện để rồi ôm hối hận về sau.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!