Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, bậc phụ huynh tuyệt đối không được dùng sữa mẹ nhỏ mắt. Đã có rất nhiều trường hợp vô cùng đáng tiếc xảy ra. Hệ lụy của việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ có thể khiến cha mẹ ân hận cả đời. Bài viết này mang tính chất cảnh báo các bậc phụ huynh tuyệt đối không chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian. Phùng Huy Hòa mời bạn đi sâu vào chi tiết bài viết này.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ – Nguyên nhân
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, phần lớn do virus, số ít do vi khuẩn gây ra hoặc do phản ứng dị ứng. Triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu người bệnh bị đau mắt đỏ 1 bên, sau lan sang bên còn lại.
Tuy là bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng đau mắt đỏ thường lành tính, ít để lại di chứng. Dẫu vậy, bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống, sinh hoạt của trẻ. Nhiều trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ chỉ cần nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý (Dung dịch Natri Clorid 0,9%). Sau khi nhỏ nước muối sinh lý cho bé không đỡ phụ huynh nên đến tham vấn thầy thuốc. Thông thường sẽ dùng kháng sinh dạng nhỏ mắt để điều trị viêm kết mạc trong 5 đến 7 ngày.
Đau mắt đỏ thường nhanh khỏi, phần lớn trẻ bệnh được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Trong thời gian này, phụ huynh không được đưa bất kỳ vật lạ nào vào mắt trẻ theo dân gian.
Trẻ sơ sinh bị đỏ mắt chảy ghèn phải làm sao?
Một trong những nguyên nhân ghèn mắt ở trẻ thường gặp là do tắc tuyến lệ. Tắc tuyến lệ có thể tự khỏi trong quá trình phát triển của bé. Khi cần thiết phụ huynh chỉ cần nhỏ mắt bị ghèn cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Hoặc có thể xoa nhẹ phía dưới hai khóe mắt, giúp thông tuyến lệ.
Khi bé khoảng 6 tháng đến 12 tháng tuổi vẫn còn chảy ghèn ở mắt, phụ huynh nên đưa bé khám tại bệnh viện chuyên khoa mắt để nong tuyến lệ bị tắc.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ không được dùng sữa mẹ điều trị
Đã có rất nhiều trường hợp, phụ huynh thấy mắt bé có ít ghèn vội lấy sữa mẹ nhỏ vào. Mắt trẻ sơ sinh không những không thuyên giảm mà ngày càng sưng và nhiều ghèn hơn. Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào cũng may mắn như thế. Nhiều trường hợp trẻ phải bỏ nhãn cầu, việc bỏ nhãn cầu đồng nghĩa mắt bé không nhìn thấy gì nữa.
Các phụ huynh không nên tự ý nhỏ sữa mẹ để điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ không được dùng “vật lạ” trị
Việc dùng ‘vật lạ’ trị đau mắt đỏ có thể khiến mắt nhiễm trùng nặng hơn. Hiện nay, bệnh đau mắt đỏ vẫn còn xu hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… và các tỉnh miền Tây…
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ nên được khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid (dexamethasone) cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý, cha mẹ tuyệt đối không đưa vật lạ vào mắt trẻ theo cách dân gian. Như đắp lá cây, nha đam, thuốc nam, thuốc bắc, đùi ếch, côn trùng, mật gấu, nước tiểu, sữa mẹ… Chúng có thể làm mắt trẻ sơ sinh đang bệnh bị nhiễm trùng nặng hơn.
Khi điều trị tại nhà, trẻ cần cách ly 5-7 ngày và dùng thuốc theo toa bác sĩ chỉ định. Cha mẹ cần làm sạch ghèn bé trước khi nhỏ thuốc, rửa tay trước và sau khi rửa, nhỏ mắt. Phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước cất để rửa mắt.
Làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ?
Phụ huynh không nên chủ quan dùng các phương pháp dân gian có thể không tốt cho trẻ.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ có thể nhỏ mắt cho trẻ bằng NaCl 0,9% khoảng 3 – 4 lần/ ngày. Cha mẹ lấy miếng gạc vô khuẩn sử dụng vệ sinh mắt cho trẻ.
Đồng thời lấy nước muối sinh lý thấm ướt gạc lau nhẹ từ đầu mắt đến đuôi mắt. Có thể vệ sinh mắt ngày 3 lần sáng, trưa và tối.
Phòng ngừa đau mắt đỏ ra sao?
Theo Sở Y tế TP.HCM, biện pháp đơn giản để phòng bệnh đau mắt đỏ do virus là:
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch.
+ Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng.
+ Không dùng chung vật dụng cá nhân như: Chai thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
+ Vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
+ Dùng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường để sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
+ Hạn chế tiếp xúc với người bệnh mắc hoặc nghi mắc bệnh đau mắt đỏ. Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác.
+ Khi phát hiện có dấu hiệu đau mắt đỏ cần đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, hướng dẫn và chăm sóc phù hợp.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ cần được phát hiện sớm, can thiệp và chữa trị kịp thời. Cha mẹ không nên áp dụng các bài thuốc dân gian khi chưa có sự kiểm chứng khoa học. Nếu không bệnh tình sẽ ngày càng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!