Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Liệu nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây không? Đây là những câu hỏi quan trọng trong thời điểm hiện tại. Mỗi người cần nắm rõ để kiểm soát bệnh, chăm sóc mắt cũng như phòng ngừa dễ dàng, hiệu quả.
Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Đau mắt đỏ có lây không?
Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Đau mắt đỏ có lây không? Câu trả lời là CÓ. Bệnh dễ lây ở những nơi công cộng, bao gồm bệnh viện, trường học, văn phòng làm việc… Những khu vực có mật độ người đông, bến tàu xe, xe bus, chợ… Đây đều là những nơi có nguy cơ lây lan bệnh đau mắt đỏ rất cao.
Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?
Người bị đau mắt đỏ có thể hết bệnh trong vòng từ 7 đến 14 ngày khởi phát bệnh. Tuy nhiên, trong vòng một tuần sau khi hết, bệnh vẫn có thể khả lây sang người khác. Do đó, sau hết bệnh, người bệnh không được chủ quan mà cần giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt. Cụ thể rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Chú ý thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học.
Đau mắt đỏ lây qua đường nào?
Phùng Huy Hòa cần nói rõ với bạn rằng nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ không bị lây. Vậy đau mắt đỏ lây qua đường nào? Sau đây là những con đường lây lan bạn cần biết để phòng ngừa đau mắt đỏ.
Đau mắt đỏ lây qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh. Cụ thể qua đường hô hấp, qua nước mắt, nước bọt, bắt tay…
Đau mắt đỏ lây qua thói quen dùng tay dụi mắt, sờ vào mũi, ngậm vào miệng…
Viêm kết mạc lây qua tiếp xúc gián tiếp cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm vi khuẩn, virus. Cụ thể như tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi, nút bấm cầu thang…
Đau mắt đỏ lây qua dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bệnh. Cụ thể như khăn mặt, khăn tắm, thau, ly, chén, gối, mền…
Viêm kết mạc lây qua sử dụng nguồn nước công cộng dễ bị nhiễm mầm bệnh. Cụ thể như ao, hồ, bể bơi…
Bị đau mắt đỏ nên làm gì?
Sử dụng thuốc nhỏ mắt
Dùng nước mắt nhân tạo không kê đơn hoặc thuốc nhỏ nước muối có thể làm dịu đau mắt đỏ. Trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng có thể dùng thuốc nhỏ kháng histamine. Lưu ý khi sử dụng, người bệnh không để đầu ống nhỏ giọt chạm vào mắt. Hãy nhớ rửa tay sạch trước và sau khi nhỏ thuốc.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể cải thiện tình trạng đau mắt đỏ. Tuy nhiên chúng không chữa khỏi bệnh, người bệnh cần nắm rõ điều này.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp giảm viêm. Ngoài ra, thuốc dị ứng cũng có thể làm giảm các triệu chứng đau mắt đỏ. Lưu ý, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến, chỉ định bác sĩ nhãn khoa.
Chườm ấm
Người bệnh có thể đắp một chiếc khăn ấm ẩm lên mắt trong vài phút. Cách chườm ấm này có thể cải thiện triệu chứng đau mắt đỏ.
Lặp lại cách làm này nhiều lần trong ngày và thường xuyên nếu người bệnh thấy được sự cải thiện.
Chườm lạnh
Tương tự chườm ấm, người bệnh có thể áp dụng chườm lạnh bằng cách dùng khăn sạch ngâm nước lạnh đã vắt khô đắp lên mắt giúp làm dịu, giảm sưng. Người bệnh có thể lặp lại nhiều lần trong ngày. Lưu ý, chườm lạnh chỉ nên áp dụng ở nhiệt độ vừa phải. Tránh để khăn quá lạnh sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ do virus gây bệnh có thể lây qua nhiều con đường. Tuy nhiên, con đường nguy hiểm và nhanh nhất chính là hệ hô hấp. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ do virus có thể kèm hiện tượng viêm họng, sốt, đau họng, nổi hạch…
Đeo kính không loại trừ hoàn toàn nguy cơ lây bệnh mà chỉ giảm thiểu khả năng lây bệnh thôi. Nếu đeo kính mà vẫn dùng chung khăn mặt, thau rửa mặt thì khả năng lây bệnh là rất lớn.
Cách phòng tránh đau mắt đỏ đơn giản nhất là không đưa tay bẩn lên mắt. Khi ra đường, đến nơi đông người cần đeo kính bảo vệ mắt. Thường xuyên rửa mặt bằng nước sạch và khăn sạch. Siêng năng giặt khăn mặt bằng xà phòng với nước nóng và phơi khăn dưới nắng. Sử dụng dung dịch nhỏ mắt Natri Clorid 0,9% phòng bệnh đau mắt đỏ.
Khi mắc bệnh, người bệnh cần để mắt nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp, tránh lây lan sang người khác.
Khi có triệu chứng đau mắt đỏ, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chỉ định điều trị. Bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh hồi phục.
Người bệnh không đi học, đi làm khi bị đau mắt đỏ cho đến khi khỏi hẳn.
Tuyệt đối không dùng lại thuốc chữa đau mắt đỏ cũ hoặc dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác.
Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Có nên tự điều trị đau mắt đỏ?
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh tuyệt đối không nên tự điều trị. Bệnh nhân cần đi khám ngay để được chẩn đoán xem có thật sự bị viêm kết mạc không. Bởi trên thực tế có những trường hợp đau mắt đỏ do viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn…
Tùy vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ nhãn khoa sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp:
+ Nếu đau mắt đỏ do virus thì bệnh thường tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh có thể chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề.
+ Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ kê toa. Bao gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm để điều trị.
+ Nếu đau mắt đỏ do dị ứng thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống giảm dị ứng.
Đau mắt đỏ lây qua đường nào và cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ra sao đã được Phùng Huy Hòa chia sẻ. Nhìn chung đây là bệnh lý nhẹ, ít gây biến chứng nghiêm trọng nhưng dễ lây lan trong cộng đồng. Mỗi người chúng ta cần có ý thức bảo vệ mắt cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu không may mắc bệnh, người bệnh cần nghỉ ngơi, chăm sóc mắt đúng cách. Hãy bình tĩnh, kiên nhẫn điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn bác sĩ nhãn khoa.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!