Bé bị đau mắt đỏ trong thời gian gần đây vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Mới đây, tại Đắk Nông có hơn 3.000 học sinh đau mắt đỏ. Tác nhân gây bệnh thường gặp là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc dị ứng. Đây là một bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng bậc phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan. Vậy trẻ bị đau mắt đỏ nên làm gì? Khi nào cần đưa bé đi khám? Phùng Huy Hòa sẽ giải đáp chi tiết ngay trong bài viết sau đây.
Đau mắt đỏ là gì?
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc. Đây là bệnh lý viêm nhiễm tại mắt rất phổ biến, đặc biệt ở bé dưới năm tuổi. Biểu hiện đau mắt đỏ thường gặp nhất là sưng và đỏ kết mạc. Cụ thể, lớp màng trong suốt bao phủ tròng trắng mắt và lót bên trong mí mắt bị đỏ. Cho nên dân gian quen gọi là bệnh đau mắt đỏ.
Cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa mắt thăm khám sớm để được hướng dẫn chữa trị kịp thời. Phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ cho trẻ em khi chưa xác định rõ tác nhân.
Bé bị đau mắt đỏ do nguyên nhân phổ biến nào?
Bé bị đau mắt đỏ do tác nhân truyền nhiễm
Đây là trường hợp bé bị viêm kết mạc do tác nhân vi trùng, có thể là virus hoặc vi khuẩn. Tác nhân này rất dễ lây lan sang các đối tượng tiếp xúc gần với bé, Tuy nhiên bệnh cũng nhanh khỏi, đa số tự hồi phục sau một đến hai tuần mắc bệnh. Bé bị đau mắt đỏ khi tiếp xúc dịch tiết mắt, mũi, cổ họng người bị nhiễm bệnh. Hoặc khi sờ chạm từ nguồn lây nhiễm đưa lên mắt, mũi…
Bé bị đau mắt đỏ khi tiếp xúc vật dụng nhiễm bệnh. Một số bé bị viêm kết mạc khi bơi lội trong nguồn nước không đảm bảo sạch khuẩn.
Đau mắt đỏ dị ứng
Đau mắt đỏ cũng có thể được xem như một biểu hiện của phản ứng dị ứng. Vì không phải là bệnh truyền nhiễm nên bệnh dị ứng không có khả năng lây lan. Tuy nhiên, tần suất bệnh có thể sẽ thường xuyên nếu bé có tiền sử dị ứng.
Ngoài các dấu hiệu đau mắt đỏ mắt, trẻ còn có thể bị ngứa da, phát ban toàn thân. Hoặc trẻ có thể bị chảy nước mũi, hắt hơi, dụi mắt rất nhiều.
https://www.youtube.com/shorts/TTfzkwjZvEA
Triệu chứng khi bé bị đau mắt đỏ
Trẻ bị đau mắt đỏ có thể có một hoặc nhiều dấu hiệu đau mắt đỏ bên dưới.
* Sưng mí mắt, chảy nước mắt liên tục.
* Mắt bé bị đỏ 1 bên hoặc cả 2 bên mắt.
* Mắt đỏ sau hai mí mắt trên và dưới.
* Chảy dử mắt đục, đặc và có màu vàng hoặc xanh.
* Ghèn đóng dày đặc quanh mắt khi bé ngủ dậy, tạo ra lớp vỏ cứng quanh mí mắt.
* Bé bị đau mắt đỏ sẽ có cảm giác chói mắt, xốn mắt như có cát trong mắt.
* Bé ngứa mắt và liên tục dụi mắt.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện trong vòng 24 đến 72 giờ sau khi bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ hai ngày đến ba tuần.
Cách chăm sóc mắt cho bé bị đau mắt đỏ như thế nào?
Nếu bé bị viêm kết mạc do truyền nhiễm thì phụ huynh tuyệt đối không cho dùng chung thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân với người khác. Phụ huynh cần cho bé cách ly tại nhà cho đến khi khỏi hẳn để tránh lây sang bé khác.
Ngăn ngừa sự tái nhiễm bằng cách cho trẻ đeo kính mắt, khẩu trang
Đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn rất dễ lây lan. Bệnh dễ dàng tái phát khi trẻ tiếp xúc với người bệnh qua dịch tiết mắt hay giọt bắn khi ho, hắt hơi.
Chính vì thế, cha mẹ cần cho trẻ đeo kính mắt và khẩu trang bảo vệ khỏi virus, vi khuẩn. Phụ huynh muốn phòng ngừa bé bị đau mắt đỏ cần tránh để bé dùng chung vật dụng hay chạm vào mặt hoặc mắt. Phụ huynh hãy hướng dẫn bé rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước.
Vệ sinh mắt bằng nước ấm
Bé bị đau mắt đỏ dễ chịu khi phụ huynh vệ sinh dử mắt bằng miếng gạc thấm nước ấm. Cụ thể, phụ huynh dùng miếng gạc hoặc chiếc khăn sạch thấm ướt với nước, lau sạch một bên mắt trước, lấy hết dử ghèn. Sau đó dùng miếng gạc hoặc chiếc khăn sạch khác vệ sinh mắt còn lại.
Lưu ý, phụ huynh không được dùng chung miếng gạc hoặc khăn cho cả hai mắt một lúc để tránh bội nhiễm.
Phụ huynh cũng có thể làm sạch mắt bé bị đau mắt đỏ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý. Tương tự vệ sinh mắt, phụ huynh nên chuẩn bị hai chai nước muối riêng biệt cho từng bên mắt.
Trẻ bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?
Đau mắt đỏ do virus có thể kéo dài từ một đến hai tuần mà không cần điều trị. Bệnh sẽ tự thuyên giảm nhưng khả năng tái nhiễm rất cao nếu không tích cực phòng tránh.
Đối với đau mắt đỏ do vi khuẩn, trẻ cần phải dùng thuốc kháng sinh với thuốc nhỏ mắt. Nếu đáp ứng tốt thì các triệu chứng thường cải thiện trong vòng 24 đến 48 giờ. Tuy nhiên, bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn cần được tuân thủ điều trị trong 5 đến 7 ngày để tránh tái phát do đề kháng kháng sinh.
Bé bị đau mắt đỏ do dị ứng có thuốc chủ lực là thuốc kháng histamine. Thuốc được sử dụng thông qua đường uống hay thuốc nhỏ mắt giúp các triệu chứng dị ứng thuyên giảm.
Khi nào cần đưa bé bị đau mắt đỏ đi khám?
Hầu hết các trường hợp bé bị đau mắt đỏ sẽ khỏi hoàn toàn trong vài ngày. Mắt bớt đỏ, bớt chảy nước mắt, trẻ không còn bị ngứa mắt, xốn mắt. Trẻ có thể trở lại học tập, vui chơi như bình thường.
Tuy nhiên, trong những ngày chăm sóc con tại nhà, nếu thấy các triệu chứng dưới đây thì phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám sớm:
* Các triệu chứng đau mắt đỏ không thuyên giảm trên 10 ngày.
* Đau mắt dữ dội
* Nhạy cảm quá mức với ánh sáng
* Sưng húp mí mắt
Khi thấy các dấu hiệu trên, phụ huynh cần nghĩ ngay đến khả năng đau mắt đỏ biến chứng. Lúc này, việc can thiệp y tế chuyên biệt là vô cùng cấp thiết giúp bảo vệ mắt bé.
Bé bị đau mắt đỏ thì phụ huynh có thể chăm sóc tại nhà nếu nắm vững kiến thức. Tuy nhiên, việc phòng tránh lây nhiễm là quan trọng nhất. Không chỉ bảo vệ mắt bé mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình. Nếu diễn tiến bệnh xấu thì phụ huynh cần đưa con đi khám sớm để được can thiệp kịp thời. Tuyệt đối không nên lo lắng thái quá cũng không được chủ quan, phụ huynh nhé!
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!