Thi tốt nghiệp THPT – Một kỳ thi không mang lại nhiều ý nghĩa, cứ thi là đỗ dù 2-3 điểm một môn. Vậy có nên mất công tổ chức? Đây là câu hỏi cũng là thách thức cần lời giải đáp thỏa đáng của ngành Giáo dục hiện nay.
Tổ chức thi tốt nghiệp THPT mà gần như 100% đều đậu – Liệu có cần thiết?
Một thực tế dễ nhận thấy là nền Giáo dục nước ta vẫn còn nhiều bất cập trong việc đánh giá, phân loại học sinh. Nhận định này được rút ra sau nhiều năm tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo kiểu “hai chung”. Tức là một kỳ thi dùng cho cả việc xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học).
Sau ngần ấy năm, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần đánh giá lại những ưu, khuyết điểm của phương pháp tổ chức thi này. Đồng thời cần có những hướng điều chỉnh phù hợp.
Có nên lấy điểm của một kỳ thi mà ai cũng đậu đó để xét tuyển Đại học? Lại có trường chấp nhận xét học bạ nếu thí sinh muốn dùng học bạ để xét thay vì điểm thi. Dù chỉ đạt 2-3 điểm một môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT?
Xem ngay: Bật mí cách chăm sóc mắt cận sát thềm mùa thi THPT Quốc gia 2023
Vậy mục đích thực sự của đào tạo Đại học là gì?
Nhìn chung, mục đích của đào tạo Đại học là để nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời cung cấp cho thị trường lao động những con người có năng lực. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xử lý công việc…
Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, một số người trong giới chuyên môn nhận định việc đào tạo ở bậc Đại học dường như đã không bám theo mục tiêu đó nữa. Điển hình là khi lượng sinh viên tuyển sinh đầu vào mỗi năm cứ liên tục tăng cao. Nhưng lại không tỷ lệ thuận với chất lượng đầu ra.
Lớp sinh viên mới ra trường vẫn “vàng thau lẫn lộn”. Giờ đây, cơ hội việc làm không còn là mặc định cho những sinh viên tốt nghiệp Đại học như những năm cuối thập niên 90 và đầu 2000. Thay vào đó, các mối quan hệ COCC (Con ông cháu cha), quen biết từ cha mẹ, anh em của những sinh viên mới giúp họ có việc làm. Rất nhiều sinh viên tài năng không có người đỡ đầu, xin việc trở nên khó khăn trong hành trình tìm việc phù hợp, đãi ngộ tốt.
Chuẩn đầu vào của Đại học đang quá bị hạ thấp chăng?
Thực tế cho thấy, bây giờ, kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào Đại học còn ít áp lực hơn cả kỳ thi vào lớp 10 công lập. Việc vào đại học dường như chỉ phụ thuộc vào việc thí sinh đó có muốn hay không. Có đủ tiền để học hay không mà thôi. Về lâu dài, hệ lụy của tình trạng này sẽ là cả xã hội đều có bằng đại học, trừ người nghèo.
Tại sao chúng ta không mạnh dạn bỏ luôn kỳ thi tốt nghiệp THPT?
Với một kỳ thi tốt nghiệp THPT không mang lại nhiều ý nghĩa như vậy. Tại sao chúng ta không mạnh dạn bỏ luôn? Tại sao không dùng điểm học bạ để xét tốt nghiệp THPT luôn cho các em học sinh? Vì có thi cũng đậu hết mà. Tại sao chúng ta có thể dồn lực tổ chức một kỳ thi Đại học đúng nghĩa? Cho thật nghiêm chỉnh với kiến thức xứng tầm, để lựa chọn những học sinh giỏi thực chất.
Riêng việc xét học bạ để tuyển sinh vào Đại học nên bỏ ngay lập tức. Nếu không, tình trạng học bạ toàn điểm 10 sẽ ngày càng trở nên đại trà. Xét tuyển đại học bằng học bạ là nguyên nhân làm phát sinh tiêu cực trong giáo dục.
Kỳ thi nào đã tổ chức thì phải thật có giá trị
Chúng ta nên ủng hộ việc chỉ thi một kỳ thi sau khi học sinh kết thúc 12 năm học. Mặc dù việc tổ chức hai kỳ thi riêng như trước đây không phải cách làm tốt, nhưng nếu tích hợp như hiện nay thì cũng chẳng khá hơn là bao. Nếu cần thiết tổ chức một kỳ thi duy nhất thì đó nên là kỳ thi Đại học.
Một trong những nguyên nhân đẩy xã hội lâm vào cảnh thừa thầy thiếu thợ là việc các trường Đại học đua nhau hạ chuẩn đầu vào. Việc tăng lượng sinh viên đầu vào với trình độ không cao sẽ càng khiến đầu ra hạn chế. Đồng thời, các trường Đại học nên tìm biện pháp hỗ trợ học sinh nghèo. Để các em có cơ hội bước vào giảng đường Đại học. Đó chắc chắn là một câu chuyện rất khác mà Phùng Huy Hòa và bạn đều có thể hình dung được.