Cận thị đang ngày càng trở nên phổ biến đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ. Gần đây, có nhiều bài báo đưa tin về việc trẻ bị cận nặng do bố mẹ cho con xem điện thoại nhiều. Đây được xem như một hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh về tình trạng cận thị của trẻ. Vậy cận thị ở trẻ em là như thế nào? Phương pháp điều trị cận thị ra sao? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của mắt kính BU Titan để hiểu rõ hơn.
Các bác sĩ tại Việt Nam cho biết tỷ lệ tật khúc xạ tại Việt nam hiện nay chiếm khoảng từ 15-40%, tương ứng khoảng từ 14-36 triệu người mắc. Trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở khu vực thành thị, và từ 10-15% tại khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính và con số này sẽ ngày một tăng cao. Ở một số trường học nội thành, tỷ lệ mắc tật này là 50%.
Nguyên nhân dẫn tới cận thị
Nguyên nhân dẫn đến cận thị
Cận thị bẩm sinh do di truyền: Theo nghiên cứu, cha mẹ bị cận thị rất dễ di truyền cho con cái. Thông thường, nếu cha mẹ bị cận dưới 3,5 đi-ốp thì khả năng di truyền cho con cái rất nhỏ. Nếu cha mẹ bị cận thị nặng (từ 6 đi–ốp trở lên) thì khả năng di truyền cho con cái lên đến 100%.
Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ: Trong giai đoạn từ 7 – 9 tuổi và 12 – 14 tuổi, trẻ phát triển rất nhanh. Nếu thời gian ngủ của trẻ quá ít hoặc không đủ thời gian ngủ sẽ dẫn đến nguy cơ mắc tật cận thị rất cao.
Trẻ sinh ra bị thấp cân: Theo thống kê, nhiều trẻ sinh ra có cân nặng dao động trong khoảng 2,5kg sẽ mắc chứng cận thị khi đến tuổi thiếu niên.
Trẻ sinh thiếu tháng: Trẻ sinh thiếu tháng từ hai tuần trở lên có nguy cơ bị cận khi còn rất nhỏ.
Trẻ xem tivi hoặc tiếp xúc với Internet và các thiết bị điện tử (smartphone, iPad…) với tần suất liên tục.
Trẻ ngồi học có thói quen nhìn gần trong điều kiện thiếu ánh sáng khiến mắt phải liên tục điều tiết.
Biểu hiện của trẻ khi bị cận
- Trẻ thường xuyên nhìn gần khi xem tivi hoặc đọc sách:
Nếu cha mẹ thấy con nhìn gần khi xem tivi hoặc cúi sát mặt khi đọc sách thì chứng tỏ bé đã mắc tật cận thị.
- Trẻ bỗng dưng có thói quen dụi mắt:
Nếu bị cận, trẻ thường giơ tay lên dụi mắt khi cố gắng tập trung nhìn vào một vật gì đó.
- Trẻ nhạy cảm với ánh sáng hoặc chảy nước mắt nhiều hơn bình thường:
Trẻ bị cận thị sẽ có dấu hiệu nhạy cảm với các loại ánh sáng (ánh sáng mặt trời, ánh đèn trong nhà…). Khi đến nơi có nhiều ánh sáng, trẻ sẽ có cảm giác sợ, nheo mắt hoặc lấy tay che mắt. Thậm chí, nhiều trẻ còn có cảm giác chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
- Trẻ nhắm một mắt khi đọc sách:
Mắt bị tật khúc xạ sẽ gặp khó khăn trong việc điều tiết và giảm khả năng phối hợp đồng bộ hai mắt. Để đọc sách rõ hơn, trẻ bị cận thị sẽ có xu hướng nheo một mắt lại khi đọc.
Một trọng những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị cận thị là việc cúi sát hoặc nheo mắt khi đọc sách –
Trẻ nghiêng đầu khi nhìn chữ trên bảng: Khi nhìn lên bảng, trẻ thường nheo mắt hoặc nghiêng đầu để đọc chữ thầy cô viết.
- Ngoài những dấu hiệu cơ bản trên, trẻ còn có một số biểu hiện khác như:
Trẻ không thích tham gia các hoạt động liên quan đến thị giác như: vẽ tranh, tô màu, đọc chữ.
Trẻ không nhìn thấy những vật ở cự ly cách 1m.
Trẻ thường xuyên mượn vở bạn chép bài vì không thấy chữ viết trên bảng.
Trẻ liên tục chảy nước mắt sống hoặc lấy tay dụi mắt.
Tác hại của việc cận thị sớm
Ở các cháu lứa tuổi đi học ( 6-18 tuổi) cận thị sẽ diễn tiến trong nhiều năm, bệnh có thể nặng lên hoặc dừng lại. Cận thị phát triển nhanh hay chậm tùy thuộc vào lứa tuổi bị cận thị.
Nghiên cứu của Bộ Y tế, nếu dưới 8 tuổi đã bị cận thị thì mỗi năm sẽ tăng lên 1 diop. Nếu từ trên 8 tuổi đến 10 tuổi bị cận thị thì thường cứ 3 năm tăng thêm một diop. Sau 4-5 năm, mức độ tăng cũng sẽ ngừng lại, nhưng sau đó lại có những đợt phát triển mới làm mức cận thị nặng thêm như trong thời kỳ thai nghén, mắc bệnh lao, thương hàn…
Với những trẻ cận thị bệnh lý, cận từ 7 diop trở lên, có khi tới 15- 20 diop, nhãn cầu dài và dãn to, củng mạc bị dãn khiến cho mắt hơi lồi và mắt vận động chậm chạp lờ đờ. Giác mạc bị teo, võng mạc về sau cũng sẽ bị tổn hại, làm cho thị giác giảm sút nghiêm trọng.
Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh cận thị ở trẻ
Điều quan trọng đầu tiên khi các cháu mới mắc cận thị là cha mẹ, thầy cô cần phát hiện sớm để điều chỉnh bằng thuốc, bằng luyện tập hoặc đeo kính để các cháu không bị tăng độ.
Sau mỗi 6 tháng phải đưa trẻ đến viện để kiểm tra lại mắt để bỏ kính hoặc chỉnh lại độ kính cho chính xác. Với các cháu mới cận hoặc cận nhẹ, có thể dùng ngay viên bổ mắt để mắt không bị tăng độ, kéo mắt trở lại như ban đầu.
Không nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với máy tính và các thiết bị điện tử
Môi trường học tập của trẻ phải đầy đủ ánh sáng
Cho trẻ giải lao đúng thời gian quy định và tham gia các trò chơi thể lực nhiều hơn để cải thiện tình trạng sức khỏe và thị lực của trẻ
Các bậc phụ huynh cần cho con em ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, quan tâm và phát hiện sớm cận thị ở trẻ (khi trẻ xem ti vi mà nheo mắt, kêu nhức mắt…) để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám, điều trị và được hướng dẫn cụ thể trong việc đeo kính phù hợp cho trẻ.