Mụn cơm là một dày sừng trú ngụ gồm các tổn thương về da và niêm mạc gây ra bởi loại vi rút gây sùi ở người gọi là Human Papilloma Virut (HPV). Lâu ngày, các mụn gạo to dần và thường nổi lên ở xung quanh vùng mắt. Mụn cơm có đặc điểm lành tính, không gây đau. Mụn chỉ xuất hiện trong một thời gian rồi tự biến mất. Tuy nhiên, nếu mụn mọc thành từng đám trên mặt sẽ gây mất thẩm mỹ. Phía trên các nốt mụn sẽ có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, đó là những mao mạch bị huyết khối.
1. Nguyên nhân gây bệnh
Mụn cơm hay còn gọi là mụn hạt cơm do virus HPV gây ra. Theo các bác sĩ da liễu, có tới hơn 100 chủng loại virus HPV. Loại virus này có thể xâm nhập và sinh trưởng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể gây mụn cơm ở tay, mụn cơm ở lòng bàn chân, mụn cơm ở quanh mắt hay ở bộ phận sinh dục. Những virus gây tổn thương trên da u nhú, mụn cóc phổ biến là loại TYPE 1, 2, 3, 10…
2. Dấu hiệu nhận biết
Mụn cơm là những nốt sần nhỏ, mềm, có màu da, màu trắng, hồng hoặc nâu, sờ có cảm giác thô ráp. Mụn cơm có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành từng đám, thường có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen đôi khi được gọi là hạt mụn cơm, thực ra là những mao mạch bị huyết khối. Mụn thường không đau và hay gặp nhất ở thanh thiếu niên.
Mụn cơm có thể xảy ra ở lòng bàn chân với biểu hiện là nốt sần nhỏ màu hồng hoặc nâu nhạt với những chấm đen li ti.
Mụn cơm sinh dục là bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh lây qua đường sinh dục. Mụn có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, vùng mu hoặc trong ống hậu môn. Ở phụ nữ mụn cơm sinh dục có thể mọc trong âm đạo.
Mụn cơm phẳng thường nhỏ và mềm hơn các loại mụn cơm thông thường, mọc ở mặt hoặc chân, thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn.
3. Phương pháp điều trị
Mụn cơm là bệnh lành tính và có thể tự biến mất sau 1 – 2 năm do sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, ở một số trường hợp lạ lây lan rất nhanh ra xung quanh, gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là khi mọc ở môi, quanh mắt. Đôi khi chính việc không gây ra biến chứng như đau nhức nhiễm trùng hoặc để lại sẹo. Để điều trị mụn cơm hiệu quả, hiện nay có khá nhiều phương pháp:
Sử dụng nhựa đu đủ xanh
Đây là nguyên liệu làm đẹp da số 1 được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng. Bởi nhựa đu đủ xanh chứa nhiều thành phần cần thiết như vitamin A, B1, C… giúp tẩy tế bào chết, tiêu diệt mụn cơm quanh mắt, làm da sáng và khỏe hơn.
Bạn hãy lấy 1 quả đu đủ xanh. Dùng dao khứa nhẹ vài đường ở phần vỏ để cho nhựa chảy ra. Hòa phần nhựa đu đủ xanh với một ít nước sạch. Sử dụng bông gòn nhúng đẫm phần nước nhựa vừa rồi thoa lên vết mụn cơm. Bôi 2-3 lần/ngày đến khi mụn cơm mờ hẳn rồi biến mất hoàn toàn.
Sử dụng rau diếp cá
Không chỉ làm mát gan, hạ nhiệt cơ thể mà rau diếp cá còn có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa mụn gạo phát triển thêm, làm đẹp da.
Bạn hãy vò nhuyễn rau diếp cá, vắt lấy nước cốt trộn cùng 2 thìa cà phê bột cám gạo và vài giọt dầu oliu trộn đều tạo thành hỗn hợp. Đắp lên da mặt hỗn hợp này, để trong 10-15 phút rồi rửa sạch với nước lạnh.
Sử dụng nước cốt chanh
Nước chanh chứa hàm lượng axit tự nhiên, vì vậy sử dụng chanh để trị mụn cơm quanh mắt là phương pháp tối ưu nhất. Ngoài ra, chanh còn giúp làm sáng da, xóa mờ các vết thâm do mụn.
Chị em có thể dùng bông gòn thấm nước cốt chanh rồi thoa đều lên vùng da bị mụn cơm. Hoặc cắt chanh thành từng lát mỏng và chà nhẹ lên vết mụn cơm. Sau 15 phút thì rửa sạch lại với nước .
Kiên trì thực hiện cách làm này đều đặn hàng ngày, các nốt mụn cơm sẽ biến mất nhanh chóng.
Sử dụng tỏi
Cũng như tía tô, tỏi không chỉ là thứ gia vị tuyệt vời mà còn giúp tiêu diệt mụn cơm quanh mắt nhanh chóng. Bởi tỏi có tính sát khuẩn, kháng viêm, bảo vệ tế bào rất tốt.
Dùng 3-4 tép tỏi tươi, bóc bớt phần vỏ rồi đập dập tỏi (không băm) sau đó đắp lên vết mụn cơm quanh mắt. Băng kín vết mụn trong 30 phút rồi tháo ra rửa sạch với nước.
Lưu ý khi trị mụn cơm bằng tỏi, không nên chà sát tỏi quá mạnh vào vùng da bị mụn vì tỏi có tính nóng, dễ gây bỏng phần da này.
Sử dụng lá tía tô
Đây là loại lá thuốc đông y quen thuộc với nhiều người được sử dụng trong nấu ăn, chữa cảm cúm,… Bên cạnh đó, lá tía tô còn có một công dụng tuyệt vời khác là giúp “thổi bay” mụn cơm ở xung quanh mắt.
Dùng 10 lá tía tô già rồi rửa sạch. Sau đó, giã nát hoặc vò nát để lấy nước cốt. Sử dụng bông tẩy trang nhúng đẫm phần nước cốt từ lá tía tô rồi thoa lên những nốt mụn cơm và lấy phần bã đắp lên chỗ bị mụn cơm trong 45 phút. Cuối cùng, rửa sạch vùng quanh mắt bằng nước sạch.
Thực hiện phương pháp này hàng ngày, chỉ sau 1 tuần chị em sẽ có được vùng da quanh mắt nhẵn mịn, không còn mụn cơm.
4. Cách phòng ngừa mụn cơm quanh mắt
Rửa mặt sạch trước khi ngủ để không hình thành vi khuẩn gây nên mụn cơm.
Không lấy tay dụi mắt nhiều lần vì tay chứa hàng ngàn vi khuẩn gây hại.
Tuyệt đối không nặn mụn cơm bằng tay vì sẽ khiến vết mụn để lại sẹo.
Uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể thanh lọc cặn bã, tăng cường sự tuần hoàn trao đổi chất.
Nên từ bỏ thói quen ăn thực phẩm chứa dầu mỡ, đồ ngọt và bổ sung nhiều trái cây, rau xanh.
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm trang điểm không rõ nguồn gốc vì sẽ gây viêm da, dị ứng, bít tắc lỗ chân lông.