Cách chữa bệnh đau mắt đỏ bằng rau răm đang được lan truyền rộng rãi thời gian gần đây. Nhiều thông tin truyền miệng dùng rau răm xông mắt hoặc giã nát muối để đắp trị đau mắt đỏ. Thực hư của thông tin này như thế nào? Có nên áp dụng hay không? Hãy cùng Phùng Huy Hòa làm rõ ngay nhé.
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ là bệnh cấp tính còn có tên gọi khác là viêm kết mạc. Bệnh xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi bị viêm nhiễm. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thiếu niên, trung niên, lão niên đều có thể bị đau mắt đỏ. Như đã đề cập, đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính nhưng lành tính. Chỉ có điều bệnh dễ lây lan, có thể lan rộng thành dịch. Nhất là vào thời điểm đầu mùa hè, cuối mùa thu.
Nguyên nhân đau mắt đỏ
65 – 95% nguyên nhân bị đau mắt đỏ do virus Adenovirus hoặc vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu… Bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh qua đường hô hấp. Khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Nguồn lây từ nước bọt, qua tay, kính mắt, khăn mặt, chậu rửa mặt của người bệnh…
Thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa, độ ẩm không khí tăng cao. Môi trường sinh hoạt nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém. Hoặc sử dụng nguồn nước ô nhiễm… Các yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để bệnh đau mắt đỏ phát triển, bùng phát thành dịch.
Công sở, trường học, nơi công cộng là những môi trường đông người, dễ khiến bệnh lây lan nhanh nhất. Bệnh đau mắt đỏ không lây khi nhìn nhau. Tuy nhiên, để đề phòng nước mắt, nước bọt người bệnh xâm nhập cơ thể, chúng ta cần đeo kính mắt, khẩu trang. Đồng thời vệ sinh tay sạch sẽ, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng chống lây lan.
Thiết nghĩ cả nước đã đối diện với đại dịch Covid 19 tàn khốc vừa qua. Mỗi người trong chúng ta đều có kỹ năng chăm sóc cá nhân chu đáo. Vì vậy, việc phòng ngừa và điều trị đau mắt đỏ không phải quá khó khăn.
Điều trị đau mắt đỏ như thế nào?
Người bệnh đau mắt đỏ cần vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Đeo kính mát râm để giảm tình trạng chói mắt, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, bội nhiễm khuẩn. Người bệnh không dùng tay dụi mắt, sờ mắt, mũi, miệng. Chú ý nghỉ ngơi, chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sức đề kháng giúp bệnh mau phục hồi.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh và kháng viêm để phòng ngừa bội nhiễm cho mắt. Điều này có thể giúp hạn chế những triệu chứng khó chịu của bệnh. Nhưng tuyệt đối phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.
Cách chữa bệnh đau mắt đỏ bằng rau răm có hiệu quả không?
Trong đông y, đau mắt đỏ gọi là “xích nhãn” hay “hỏa nhãn”. Đối với trường hợp bệnh nhẹ, người dân có thể sử dụng một số vị thuốc đông y. Thuốc đông y có tác dụng khu phong, thanh nhiệt, lợi thấp. Trong đó có các thành phần như trà búp, cúc hoa, cam thảo, kim ngân hoa…
Các loại thuốc này được sử dụng với liều lượng phù hợp, để sắc nước uống trong khoảng 5 ngày.
Còn rau răm là tên gọi khác của thủy liễu, thủy lục, tên khoa học Persicaria odorata. Rau răm thuộc loại cây thân thảo, có tinh dầu, tính nóng, vị hơi đắng, mùi hơi hắt.
Trong đông y, rau răm được biết đến với công dụng trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu độc. Đặc biệt kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn và chống viêm hạ khí. Loại rau này còn có tác dụng chữa sốt, chữa rắn cắn và giảm ham muốn tình dục.
Tuy nhiên, hiện chưa tìm thấy tài liệu nào khẳng định rau răm là cách chữa đau mắt đỏ. Ngoài ra, theo lý luận y học cổ truyền, bệnh đau mắt đỏ thuộc phạm vi nhiệt. Tính vị của rau răm cay nồng ấm, không phù hợp sử dụng trong đau mắt đỏ.
Đau mắt đỏ có thể tự khỏi không? Cách chữa bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ có thể tự khỏi, nhưng thời gian khỏi khác nhau tùy vào tác nhân gây bệnh. Trường hợp đau mắt đỏ do virus thường sẽ nhẹ hơn. Bệnh có thể khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần mà không cần điều trị. Trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn thì bệnh sẽ thuyên giảm sau 2 đến 5 ngày. Và khỏi hoàn toàn sau ít nhất 2 tuần.
Người bệnh có thể thực hiện cách chữa bệnh đau mắt đỏ tại nhà để giảm sự khó chịu. Đó là dùng một miếng gạc ấm hoặc mát đắp lên mắt. Sau đó rửa sạch viền mí mắt bằng nước ấm. Các loại thuốc nhỏ mắt không kê đơn cũng giúp giảm triệu chứng đau mắt đỏ rất hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh cần thường xuyên rửa tay, tránh chạm chạm tay vào mắt. Tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác để tránh lây bệnh đến họ.
Viêm kết mạc có thể tự khỏi nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan
Dù viêm kết mạc thường có thể tự khỏi. Thế nhưng một số trường hợp nặng thì cần phải được điều trị y tế kịp thời. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây tổn thương giác mạc và đe dọa thị lực người bệnh. Đặc biệt khi tác nhân gây đau mắt là vi khuẩn chlamydia, vi khuẩn gây bệnh lậu hay virus adeno.
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay nếu đau mắt đỏ kèm theo cảm giác đau mắt. Đặc biệt là nhạy cảm với ánh sáng, mắt mờ, đỏ quá mức. Hoặc các triệu chứng này kéo dài và ngày càng nghiêm trọng.
Cách chữa bệnh đau mắt đỏ bằng rau răm hiện nay chưa được Bộ Y tế công nhận. Hơn nữa, mắt là cơ quan quan trọng trong cơ thể, rất nhạy cảm với tác động từ bên ngoài. Các thuốc điều trị đau mắt đỏ cho vùng mắt bắt buộc phải đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ Y tế. Do đó, Phùng Huy Hòa khuyên bạn không nên dùng các phương pháp dân gian. Đắp, xông rửa mắt… được khuyến cáo không tự ý dùng tại nhà khi chưa có chỉ định bác sĩ.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!