Chạy bộ vào sáng sớm, rất nhiều người có thói quen này, khi bụng đói. Vậy điều này có nên không? Với kinh nghiệm hơn 10 năm kiên trì chạy bộ mỗi ngày, Phùng Huy Hòa chia sẻ lời khuyên trong bài viết bên dưới.
Chạy bộ vào sáng sớm có nên nhịn ăn không?
Chạy bộ vào sáng sớm là một trong những thói quen tích cực của nhiều người. Thế nhưng, trong số họ có rất nhiều người chạy bộ với chiếc bụng đói. Vậy chưa ăn sáng có nên chạy bộ không là thắc mắc của rất nhiều người. Đặc biệt là những người mới bắt đầu chạy bộ. Thói quen chạy với chiếc bụng rỗng lâu dần khiến nhiều người quên mất ảnh hưởng gì sức khỏe không.
Trên thực tế, việc chạy bộ khi đói gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người tập. Nhất là khi runner chạy ngắt quãng hay chạy nhịp độ. Bởi vì các bài tập này đòi hỏi phải mất nhiều năng lượng. Nếu để bụng đói thì hiệu quả tập luyện sẽ giảm sút. Thậm chí có thể khiến khối lượng cơ bị giảm đi.
Nhịn ăn sáng chạy bộ gây nguy hiểm gì?
Thứ nhất, nguy cơ chấn thương
Khi nguồn năng lượng dự trữ giảm thì cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt và đuối. Não bộ cần đường glucose để hoạt động bình thường, nhất là khi tập luyện. Vì lúc này cơ thể cũng sử dụng glucose để cung cấp năng lượng cho hệ cơ.
Nếu chạy khi đói thì não có thể không nhận đủ nguồn năng lượng cần thiết. Do đó chúng ta mất khả năng tập trung vào việc duy trì tư thế chạy hợp lý. Cũng như quan sát môi trường xung quanh. Điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương khi tập luyện là như vậy.
Thứ hai, giảm cân không hiệu quả
Rất nhiều người bỏ qua bữa ăn sáng khi chạy bộ. Vì họ cho rằng giảm lượng calo nạp vào cơ thể sẽ giúp giảm cân. Tuy nhiên, việc bỏ bữa sáng về lâu dài không phải là phương pháp lý tưởng để giảm cân.
Việc giảm cân nằm ở cách cơ thể điều tiết nguồn năng lượng. Khi cơ thể đốt nhiều mỡ do chạy khi đói, cơ thể sẽ bù đắp bằng cách giảm lượng mỡ đốt đi sau khi chạy. Đồng thời tiêu thụ nhiều glucose hơn để thay thế. Do đó, việc giảm cân khó có thể thực hiện được nếu nhịn ăn chạy bộ vào sáng sớm.
Thứ ba, giảm cường độ tập luyện
Dù cơ thể có thể sử dụng mỡ làm năng lượng, nhưng đây là nguồn năng lượng không bền vững. Điều gì xảy ra khi nguồn mỡ dự trữ không còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể? Cơ thể rơi vào trạng thái đuối và mệt, người tập khó có thể duy trì tốc độ chạy cao.
Thứ tư, ảnh hưởng đến hệ cơ
Cortisol là hormone được sản xuất từ tuyến thượng thận, có vai trò kiểm soát các chức năng cơ bản. Như lượng đường trong máu và phản ứng với áp lực tập luyện. Cortisol khi ở ngưỡng cao sẽ làm gia tăng quá trình phân tách protein trong các tế bào cơ. Và dẫn tới tình trạng giảm cơ và yếu cơ.
Lượng cortisol trong cơ thể cao nhất vào buổi sáng sớm. Điều này đồng nghĩa với việc chạy khi đói có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hệ cơ.
Chạy bộ vào sáng sớm nhịn ăn làm bệnh trầm trọng thêm
Tập luyện khi bụng đói không phải là phương pháp có thể áp dụng cho một số người bệnh. Việc chạy khi đói có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh. Khiến người bệnh có thể gặp nguy hiểm
Với những người bị đái tháo đường, chạy khi đói có thể làm giảm lượng đường trong máu. Khiến cho người bệnh có thể bị hạ đường huyết khi tập luyện nếu đang sử dụng thuốc insulin. Để an toàn, người bị đái tháo đường luôn kiểm tra lượng đường trong máu và ăn nhẹ trước chạy.
Những người mắc bệnh suy tuyến thượng thận, việc chạy khi đói cũng có thể dẫn tới tình trạng lượng đường trong máu xuống thấp tới mức nguy hiểm.
Chạy bộ vào sáng sớm nên ăn gì trước?
Người tập có thể ăn nhẹ trước khi chạy khoảng 30 phút. Thức ăn nên chứa carbohydrate, dễ tiêu hóa. Như bột yến mạch, pho mát kem, sữa chua trộn hoa quả, trái cây, các loại hạt.
Người chạy hãy dành vài phút để ăn sáng và tiêu hóa. Trong quá trình chạy bộ, nếu thấy chóng mặt thì có thể bạn đã ăn chưa đủ. Do đó, ở lần chạy sau bạn cần ăn nhiều hơn.
Ngoài ra, người tập cần uống đủ nước trước khi chạy. Trong khi chạy, cơ thể bị mất nước và cần bổ sung nước. Tốt nhất, runner nên uống một cốc nước ngay khi thức dậy. Và uống 500ml nước trước khi chạy khoảng 1 giờ.
Sau khi chạy, runner nên ăn nhẹ để bổ sung năng lượng dự trữ và uống đủ nước.
Nên hay không nên chạy khi đói còn tùy thuộc vào tình trạng thể chất và bệnh lý từng người. Giống như các phương pháp tập luyện chạy bộ nói chung. Rất khó để tìm ra phương pháp chung áp dụng cho tất cả mọi người do đặc điểm cơ thể mỗi người mỗi khác. Điều quan trọng là người tập cần lắng nghe cơ thể, để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.
Nếu có bệnh lý thì người tập có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc huấn luyện viên.
Điểm qua thành tích Phùng Huy Hòa đạt được môn chạy bộ
Tại giải WoaMarathon Vinpearl Phú Quốc 2020 vào ngày 15/11/2020, Phùng Huy Hòa đã hoàn thành xuất sắc cự ly 21km. Với số Bib 8097; thời gian chạy 2 giờ 18 phút 25 giây. Xếp hạng chung 130/893. Xếp hàng theo giới tính 110/585.
Đối với Phùng Huy Hòa, môn chạy bộ mang đến rất nhiều lợi ích. Không chỉ đảm bảo sức khỏe bền vững, thể lực dẻo dai mà tinh thần còn minh mẫn, sáng suốt. Bộ môn không chỉ giúp bản thân liên tục tiến lên mà còn phục vụ tốt công việc kinh doanh.
Để chiến thắng chính mình, trước tiên, bạn cần tạo dựng thói quen chạy bộ vào sáng sớm hôm nay.
Trong suốt hành trình chạy, Phùng Huy Hòa không quên sử dụng kính đổi màu bảo vệ mắt chống tia UV. Bên cạnh dòng kính này, hôm nay, Phùng Huy Hòa muốn dành tặng bạn kính chống ánh sáng xanh Nhật. Khác với kính đổi màu, dòng kính này bảo vệ mắt khỏi tia ánh sáng xanh tím gây hại mắt.
Mời bạn nhận ngay quà tặng TẠI ĐÂY.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày. Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!