Đau mắt đỏ lây trong bao lâu, câu hỏi này rất quan trọng vì khi chúng ta nắm rõ, hiểu đúng về thời gian lây nhiễm mới có cách để bảo vệ mình và những người xung quanh an toàn. Đau mắt đỏ là bệnh lý không chỉ gây khó chịu với các triệu chứng điển hình như ngứa, đỏ mắt, chảy nước mắt… mà còn rất dễ lây lan, nhất là trong môi trường đông người như gia đình, trường học hay văn phòng.
Đau mắt đỏ lây trong bao lâu?
Đau mắt đỏ lây trong bao lâu nếu nắm được thông tin chính xác kết hợp với sự chủ động phòng ngừa đau mắt đỏ đúng cách thì Phùng Huy Hòa BUTITAN tin rằng mỗi cá nhân sẽ tránh được bệnh lý khó chịu này vì ngừa bệnh không phải là điều quá khó khăn.
Sẽ có 3 nguyên nhân đau mắt đỏ chính và thời gian lây của bệnh cũng tùy thuộc vào nguyên nhân. Thông thường đau mắt đỏ do virus là phổ biến nhất.
Thời gian lây lan mạnh nhất của đau mắt đỏ do virus là trong vòng 3-7 ngày đầu tiên sau khi có triệu chứng viêm kết mạc.
Virus có thể tồn tại và tiếp tục lây lan từ vài ngày đến 2 tuần, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Ngay cả khi các triệu chứng như đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt đã giảm thì virus vẫn có thể tiếp tục lây nhiễm trong một thời gian ngắn sau đó.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường lây mạnh trong suốt thời gian có triệu chứng, đặc biệt khi mắt tiết nhiều dịch mủ.
Nếu được điều trị bằng kháng sinh thì nguy cơ lây lan sẽ giảm sau khoảng 24-48 giờ sau khi bắt đầu sử dụng thuốc. Ngược lại, trong trường hợp không điều trị thì bệnh có thể lây trong suốt quá trình mắt bị viêm kết mạc.
Riêng đau mắt đỏ do dị ứng không phải là loại đau mắt đỏ lây nhiễm. Bởi vì nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể phản ứng với các yếu tố môi trường như phấn hoa, bụi, lông động vật… Tuy nhiên, người bị đau mắt đỏ dị ứng vẫn cần chăm sóc kỹ mắt để tránh bội nhiễm vi khuẩn.
Đau mắt đỏ lây trong bao lâu đã có câu trả lời chi tiết, vậy câu hỏi tiếp theo đặt ra là khi nào bệnh ngừng lây?
Bệnh ngừng lây khi các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, dịch mủ tiết ra từ mắt không còn nữa. Tuy nhiên câu trả lời an toàn vẫn là chờ ít nhất 5-7 ngày từ khi bắt đầu điều trị đau đỏ, trước khi quay trở lại môi trường sinh hoạt, làm việc chung với người khác.
Triệu chứng đau mắt đỏ là gì?
Biểu hiện đau mắt đỏ thì có rất nhiều biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân đau mắt đỏ, tình trạng mắt và cả sức đề kháng ở mỗi người bệnh mà triệu chứng đau mắt đỏ không giống nhau.
Chung quy sẽ có 8 triệu chứng đau mắt đỏ phổ biến Phùng Huy Hòa BUTITAN liệt kê chi tiết ngay bên dưới.
#1. Các mạch máu trong mắt người bị viêm kết mạc giãn nở dẫn đến mắt đỏ.
#2. Người bệnh đau mắt đỏ thường có hiện tượng mắt chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.
#3. Người bị viêm kết mạc thường sẽ có cảm giác ngứa ngáy, rát mắt rấy khó chịu, khiến họ thường xuyên muốn dụi mắt.
#4. Bệnh nhân luôn có cảm giác như có hạt bụi hoặc dị vật trong mắt, xốn mắt cực kỳ khó chịu. Đau mắt đỏ lây trong bao lâu là điều nhiều người muốn biết để thoát khỏi tình trạng này.
#5. Mí mắt có thể bị sưng nhẹ đến nặng, tùy vào mức độ viêm, mắt bị đau mắt đỏ 1 bên, sau đó có thể lan sang bên còn lại hoặc không.
#6. Gỉ mắt màu vàng hoặc xanh có thể xuất hiện, đặc biệt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, khiến mắt bị dính lại, đây thường là biểu hiện của đau mắt đỏ do vi khuẩn.
#7. Mắt có thể bị nhạy cảm hơn với ánh sáng, cảm thấy chói mắt, nhức mắt, khiến người bệnh chỉ muốn nhắm nghiền mắt, rất khó chịu.
#8. Trong một số trường hợp, thị lực có thể bị mờ do viêm kết mạc. Đây là biểu hiện bệnh lý không được chủ quan vì rất có thể đây là một trong những biến chứng nặng của bệnh lý đau mắt đỏ.
Đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Đau mắt đỏ thường không phải là một bệnh nguy hiểm và thường tự khỏi sau 1-2 tuần mà không cần điều trị đặc biệt. Vậy đau mắt đỏ như thế nào được xem là nguy hiểm?
Đau mắt đỏ được gọi là nguy hiểm khi đi kèm với các triệu chứng như đau dữ dội, thị lực giảm nghiêm trọng, bệnh kéo dài quá lâu… Đối với những bất thường như thế này, bệnh nhân cần đi khám mắt ngay để được điều trị kịp thời.
Mặc dù đa số trường hợp đau mắt đỏ thường tự khỏi sau 1-2 tuần nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách thì bệnh có thể gây ra những biến chứng, làm giảm chất lượng cuộc sống tạm thời.
Trong một số trường hợp nặng hoặc không được điều trị kịp thời, đau mắt đỏ có thể ảnh hưởng đến giác mạc, gây viêm loét giác mạc, làm mờ mắt, có thể giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em hoặc người cao tuổi thì bệnh có thể kéo dài hơn và gây ra nhiều khó chịu hơn thanh thiếu niên, thanh niên và trung niên.
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?
Bên cạnh việc nắm chính xác thông tin đau mắt đỏ lây trong bao lâu thì bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào cũng là kiến thức cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh viêm kết mạc hiệu quả.
Bệnh đau mắt đỏ lây chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt của người bị nhiễm, thông qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt. Cụ thể, khi người bệnh dụi mắt hoặc chạm vào mắt, virus hoặc vi khuẩn có thể dính lên tay. Sau đó khi họ tiếp tục chạm vào các đồ vật như tay nắm cửa, điện thoại, khăn mặt, kính mắt… thì dịch tiết từ mắt sẽ bám vào các vật dụng này. Người khác có thể vô tình chạm vào các vật dụng đó rồi đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng dẫn đến lây nhiễm.
Trong một số trường hợp, virus gây đau mắt đỏ cũng có thể lây qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi…
Việc sử dụng chung khăn mặt, gối, kính mắt, đồ trang điểm, ly, chén, bát, nước rửa mắt… với người bệnh cũng là nguyên nhân thường gặp dễ dẫn đến lây nhiễm.
Phùng Huy Hòa BUTITAN còn nhận được câu hỏi là: “Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây không?” Câu trả lời: KHÔNG. Chỉ nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ sẽ không làm lây nhiễm bệnh. Bởi vì việc lây nhiễm chỉ xảy ra khi người lành có tiếp xúc với dịch tiết từ mắt người bệnh hoặc qua đường hô hấp nếu người bệnh ho hay hắt hơi gần người lành.
Vì vậy, để tránh lây bệnh, chúng ta nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng và tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác.
Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi và đau mắt đỏ lây trong bao lâu?
Đau mắt đỏ thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày tùy vào nguyên nhân gây bệnh và cách chăm sóc bệnh đau mắt đỏ.
Nếu nguyên nhân do virus thì bệnh thường tự khỏi trong khoảng 1-2 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu.
Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn thì người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ dùng thuốc kháng sinh để có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh. Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh, các triệu chứng như mắt đỏ, chảy nước mắt, cộm ngứa sẽ giảm dần.
Có 7 mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất Phùng Huy Hòa BUTITAN muốn tiết lộ đến bạn. 7 mẹo điều trị đau mắt đỏ này khá đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được ngay tại nhà, hơn nhau là ở tính kỷ luật, áp dụng đúng-đủ-đều hàng ngày, kể cả sau đó, khi đã hồi phục bệnh đau mắt đỏ.
#1. Nhiều người khuyên chúng ta cần giữ vệ sinh mắt sạch sẽ nhưng thường quên khuyên mỗi lần lau phải dùng khăn mới và không lau chung hai mắt bằng một khăn. Đó mới là cách tránh bội nhiễm và đảm bảo sự an toàn cho bên mắt khỏe còn lại trong nhiều trường hợp bị đau mắt đỏ 1 bên.
#2. Một số người cho rằng mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất là dùng nước muối sinh lý có tính sát khuẩn nhẹ, rửa mắt 3-4 lần mỗi ngày để làm sạch, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và giảm bớt kích ứng.
#3. Chườm lạnh là một trong những cách giúp giảm sưng, đau, giảm cảm giác khó chịu mà bất kỳ người bị đau mắt đỏ nào cũng có thể thực hiện tại nhà chỉ với chiếc khăn sạch, một thau nước lạnh nhỏ và một nơi ngả lưng lý tưởng.
#4. Người bị đau mắt đỏ tuyệt đối không dụi mắt hoặc sờ tay lên mắt vì điều này có thể làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn hoặc lây lan sang mắt còn lại.
#5. Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Nếu do virus đau mắt đỏ thì có thể cần thuốc chống viêm hoặc thuốc nhỏ mắt giảm triệu chứng. Tức là tùy vào nguyên nhân đau mắt đỏ mà chúng ta có cách điều trị đau mắt đỏ phù hợp dựa trên sự chỉ định của bác sĩ.
#6. Khi ra khỏi nhà trong những ngày này, người bệnh cần đeo kính râm hoặc kính chống bụi để bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời và tránh bụi bẩn, vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập làm tổn thương mắt thêm.
#7. Trong suốt thời gian bị đau mắt đỏ, người bệnh nên uống nhiều nước cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm triệu chứng viêm đồng thời chú trọng nghỉ ngơi để cơ thể tự phục hồi nhanh hơn, tăng đề kháng đẩy lùi bệnh.
Vậy nếu áp dụng đúng-đủ-đều 7 điều trên mà vừa khỏi đau mắt đỏ có bị lây lại không? Câu trả lời là vẫn có thể xảy ra, nhưng điều quan trọng là bạn có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm mới hay không.
Đúng là sau khi khỏi bệnh, cơ thể đã tạo ra miễn dịch tạm thời với loại virus hoặc vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên cơ thể không phát triển miễn dịch vĩnh viễn với các virus gây đau mắt đỏ, giống như cảm cúm. Do đó, chúng ta vẫn có thể bị nhiễm lại nếu tiếp xúc với người đang mắc bệnh hoặc với một loại virus khác.
Nếu bạn không cẩn thận trong vấn đề vệ sinh cá nhân hoặc tiếp xúc với người bệnh thì nguy cơ lây lại vẫn tồn tại. Đơn giản việc dùng chung khăn, gối, kính mắt hoặc chạm vào mắt mà không rửa tay cũng có thể dẫn đến tái nhiễm, do đó chúng ta cần hết sức lưu ý.
Đau mắt đỏ rất dễ lây lan tạo thành dịch trên diện rộng nhưng điều đó không quan trọng bằng việc chúng ta nắm rõ đau mắt đỏ lây trong bao lâu để từ đó vạch ra kế hoạch phòng ngừa và điều trị đau mắt đỏ kịp thời. Chỉ cần mỗi người chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và chăm sóc sức khỏe mắt đúng cách sẽ có thể bảo vệ chính mình và những người xung quanh khỏi nguy cơ lây nhiễm, góp phần đảm bảo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho tất cả mọi người.
Các bài viết mới nhất sẽ được Phùng Huy Hòa tiếp tục cập nhật ở đây vào các khung giờ 6 giờ, 8 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 20 giờ hằng ngày.
Mời bạn đón theo dõi cả kênh Youtube Phùng Huy Hòa Official để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Truy cập và gửi thông tin cần hỗ trợ ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline: 0902815245 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất, sớm nhất. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời tại Mắt kính BUTITAN!